Có nhiều bậc cha mẹ dường như cảm thấy bất lực thốt lên rằng: “Đứa con này không thể quản được nữa rồi”, “Trẻ càng lớn, càng khó quản”, “Đến giai đoạn nổi loạn của chúng rồi”…

Có rất nhiều lời phàn nàn như vậy, nhưng những gì họ không biết là: Lý do tại sao trẻ khó quản? Phải chăng là bạn đã không giáo dục con tại thời điểm tốt nhất, bởi vì bạn đã bỏ lỡ giai đoạn tốt nhất cho giáo dục tâm lý của trẻ.

Khi nhận ra con trẻ đã trở nên ‘nổi loạn’, không thể quản được nữa rồi, thì có thể là đã muộn. Vậy làm thế nào để tránh được sự chậm trễ này?

Cha mẹ nên kiềm chế cách dạy bảo tùy hứng, và cần làm được ‘4 không’ dưới đây:

Thứ nhất, đừng lo lắng

Thứ hai, đừng đánh

Thứ ba, đừng thuyết giảng. Bởi lúc này, đứa trẻ khó có thể nghe bất cứ điều gì, bên tai chúng dường như chỉ toàn là “tạp âm”.

Thứ tư, đừng ra lệnh và cấm đoán.

Hơn nữa, ngay từ sớm, cha mẹ nên thiết lập ‘3 quy tắc’, sẽ giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn.

Thứ nhất, những nơi công cộng không thể ồn ào

Ngay từ khi còn nhỏ, hãy để đứa trẻ trở thành một người có văn hóa. Không làm ồn ở nơi công cộng, hãy là một đứa trẻ tốt bụng và có ý nghĩa.

Cha mẹ hãy cùng con trẻ giao ước cẩn thận, cả người lớn và trẻ em đều có thể cùng nhau làm được: Nếu ai lớn tiếng làm ồn ở nơi công cộng, sẽ bị trừng phạt, còn nếu làm tốt, sẽ được thưởng.

Hãy nói với con trẻ rằng, lớn tiếng ồn ào gây náo động là thô lỗ và gây ảnh hưởng đến người khác.

Nói với đứa trẻ nguyên nhân rõ ràng như vậy, tin rằng chúng sẽ lắng nghe, sẵn sàng trở thành một cậu bé ngoan ngoãn, lịch sự.

(Ảnh minh họa: flickr.com)

Thứ hai, chuyện của mình tự mình làm

Cha mẹ nên bồi dưỡng khả năng độc lập cho con cái, luyện tập cho con cách tư duy độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vì cuộc sống của con chính là phải tự mình bước đi, cha mẹ không thể luôn ở bên con và giúp đỡ con bất cứ chuyện gì.

Nếu bạn để con trẻ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ khi chúng còn nhỏ, rồi một khi đứa trẻ bước đi vào xã hội, nó sẽ sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Khi này, đứa trẻ khó có thể đối mặt với áp lực và các loại vấn đề khác phát sinh trong cuộc sống. Khi đó, cha mẹ cũng chỉ hữu tâm vô lực.

Bởi vậy, hãy để trẻ tự lập từ sớm và học cách một mình đối mặt với vấn đề, tự giải quyết vấn đề.

Thứ ba, làm điều gì sai, hãy chủ động xin lỗi

Chủ động xin lỗi, đây là một hành động trí tuệ cảm xúc cao, có thể giúp trẻ dưỡng thành phẩm chất khiêm tốn. Đồng thời, khi đứa trẻ gặp phải mâu thuẫn giữa người với người trong cuộc sống, sẽ thúc đẩy trẻ suy nghĩ về hành vi của chính mình, dần dần cải thiện bản thân.

Nếu trẻ mắc sai lầm và chủ động nhận lỗi với cha mẹ, bạn không nên trách mắng con nữa, mà hãy nên khích lệ chúng. Nói với con rằng, sai có thể sửa, nhưng những sai lầm tương tự sẽ không được tái phạm lần sau.

***

Nhà triết học nổi tiếng người Đức, Jaspers từng nói:

“Bản chất của giáo dục là một cái cây làm rung chuyển một cái cây khác, một đám mây đẩy một đám mây khác, một linh hồn gọi một linh hồn khác”.

Giáo dục của cha mẹ đối với con cái, là ảnh hưởng cả đời.

Cha mẹ yêu thương con cái vô điều kiện, nhưng cũng gánh vác trên vai trách nhiệm giáo dục con thành người. Bởi vậy, càng sớm đặt ra các quy tắc cho con, sẽ giáo dục trẻ được tốt hơn, cũng càng có lợi cho sự thành công của trẻ.

Vân Hà
Theo Cmoney

videoinfo__video2.dkn.tv||31af39fcd__