Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã cho phép công bố bài viết “Vì sao có nhân loại” của ông vào ngày 20/01/2023. Dưới đây là toàn văn bài viết, được dịch từ tiếng Trung:
Vì sao có nhân loại
Trước tiên nhân dịp năm mới của Trung Quốc chúc mừng tất cả!
Năm mới vốn nên nói đôi lời mừng năm mới mà mọi người thích nghe, nhưng tôi nhìn thấy nguy hiểm đang từng bước tiếp cận nhân loại. Vì thế chúng Thần1chư Phật yêu cầu tôi hãy nói với chúng sinh thế giới đôi lời mà Thần muốn nói; câu nào cũng là Thiên cơ2, là để con người biết được chân tướng3, lại [lần nữa] cấp cơ hội được cứu cho con người.
Tại sao có nhân loại, vũ trụ từ khi được sinh ra đến mạt hậu [cuối cùng] phải qua quá trình bốn giai đoạn thành-trụ-hoại-diệt rất lâu dài. Vũ trụ một khi đến mạt hậu của quá trình “diệt” cuối cùng, [thì] hết thảy mọi thứ trong thiên thể4, gồm cả vũ trụ mà chúng ta đang sinh tồn sẽ trong một nháy mắt mà giải thể không còn! Hết thảy sinh mệnh [đều] tận diệt!
Người ta chết [thì] chỉ là thân thể bề mặt hư hoại lão hóa, chứ nguyên thần của người ta (‘cái tôi’5thật sự ấy không chết) sẽ chuyển sinh vào đời sau. Vũ trụ có thành-trụ-hoại-diệt, con người có sinh-lão-bệnh-tử, ấy là quy luật của vũ trụ; Thần cũng có quá trình như thế, chỉ là rất lâu dài; Thần càng to lớn thì càng lâu dài. Sinh tử của họ không có thống khổ, hơn nữa [trong] quá trình đều là thanh tỉnh, tựa như thay chiếc áo ngoài. Nên cũng nói sinh mệnh ở tình huống thông thường là sẽ không chết đi. Nếu như vũ trụ, thiên thể vào giai đoạn cuối cùng của thành-trụ-hoại-diệt mà giải thể rồi, [thì các] sinh mệnh không tồn tại [việc] chuyển sinh nữa, hết thảy các sinh mệnh và vật thể đều vô tồn, hóa thành bụi, hết thảy về ‘không’6. Hiện nay thế gian con người chính đang diễn ra quá trình cuối cùng của “diệt” trong thành-trụ-hoại-diệt [đó]. Hết thảy của [thời] mạt hậu đều sẽ biến thành bất hảo, cho nên mới có ‘diệt’; vì thế xã hội bây giờ mới loạn thế này. Người ta không có thiện niệm, loạn tính7, tâm lý biến thái, những thứ độc hại8tràn lan, không tín Thần, và những loạn tượng9[khác] nảy sinh khắp cả; đó là điều tất nhiên của thiên thể lúc mạt hậu, chính là đã tới thời đó rồi!
Sáng Thế Chủ10trân quý sinh mệnh của chúng Thần cùng rất nhiều sinh mệnh thiện lương tốt đẹp và những tạo hóa tốt đẹp trong thiên thể, vì thế vào thời đầu của “hoại”, đã dẫn một số Thần tới tầng ngoài cùng của thiên thể (gọi chung là ngoài ‘Pháp giới’) [nơi] vô Thần chi địa11, [mà] tạo ra Trái Đất. Trái Đất không thể tồn tại một cách độc lập, ắt phải có một hệ thống tuần hoàn12các sinh mệnh và sinh vật được hình thành tương ứng với kết cấu thiên thể thì [Trái Đất] mới tồn tại được. Cho nên Sáng Thế Chủ tạo một phạm vi lớn bên ngoài Trái Đất, mà chúng Thần gọi đó là “Tam giới”. Chưa đến lúc cứu độ [thời] mạt hậu, [thì] Thần dù cao đến đâu, [nếu] không có Sáng Thế Chủ đồng ý, [sẽ] không được tùy ý ra vào Tam giới. Trong phạm vi Tam giới có ba giới lớn; chúng sinh trên [mặt] đất13gồm cả tầng nhân loại gọi là “Dục giới”; bên trên Dục giới là tầng thứ hai [gọi] là “Sắc giới”; lên một tầng nữa là tầng thứ ba [gọi] là “Vô sắc giới”. Giới cao hơn thì tốt đẹp hơn, nhưng đều không sao sánh nổi với các thiên quốc ở Pháp giới và bên trên Pháp giới. ‘Trời’14mà nhân loại thường nói ấy kỳ thực là ‘trời’ của Sắc giới và Vô sắc giới nội trong Tam giới. Vì mỗi giới đều có 10 tầng trời, [nên] trong Tam giới tổng cộng có 33 tầng trời [do] thêm vào bản thân 3 giới. Con người trong Dục giới, đây là tầng thấp nhất, hoàn cảnh cũng ác liệt nhất. Đời người khổ và ngắn15; đáng sợ nhất là thế gian con người không có chính lý, trong vũ trụ [thì] Lý của con người là phản [lý] (ngoại trừ Pháp Lý mà Thần giảng cho con người). Ví như: thắng giả vi vương, binh tranh thiên hạ, cường giả vi anh hùng, v.v.16Trong mắt chư Thần [thì] đều không phải chính lý, đều là cướp giết mà được. Vũ trụ và Thần đều không như thế, nhưng ở nhân loại [thì] là điều đương nhiên, là hợp lý17; ấy là Lý của nhân giới, là “phản lý” đối với Lý của vũ trụ; cho nên muốn trở về trời thì phải “tu” theo chính lý mới được. Có người có [cuộc sống] tốt hơn người khác một chút, liền cảm thấy rất tốt rồi; đó là người ta so sánh người với người ở giới này, chứ thực ra đều đang sinh tồn trong đống rác của vũ trụ mà thôi. Tam giới [được] kiến [lập] ở tầng ngoài cùng của thiên thể vũ trụ, nơi đây là do các vi lạp phân tử, nguyên tử, v.v. thấp nhất, to nhất, dơ bẩn nhất tổ hợp thành. Trong mắt chư Thần [thì] đây là chỗ bỏ rác. Thế nên chư Thần gọi tầng lạp tử18phân tử này là bùn đất19, là chỗ tầng thấp nhất; đây cũng là ý nghĩa gốc của điều giảng trong tôn giáo rằng “Thượng Đế dùng bùn đất tạo ra con người”; kỳ thực là dùng vật chất của tầng do phân tử cấu thành mà tạo ra con người.
Chúng Thần tạo ra con người là [theo] Sáng Thế Chủ sai phái, bảo chư Thần khác nhau chiểu theo hình dạng bản thân mà tạo ra con người hình dáng khác nhau; cho nên có chủng người da trắng, có chủng người da vàng, có chủng người da đen, và các chủng tộc [khác]; đó chỉ là ngoại hình khác nhau; sinh mệnh bên trong là Sáng Thế Chủ cấp cho; thế nên đều có chung giá trị quan. Mục đích Sáng Thế Chủ bảo chư Thần tạo người là để dùng khi mạt hậu cứu độ chúng sinh thiên vũ20gồm cả chúng Thần.
Vậy hỏi tại sao Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần tạo người nơi hoàn cảnh thấp và ác liệt như thế? Vì nơi đây là tầng thấp nhất của vũ trụ, là nơi khổ nhất; khổ mới có thể tu luyện, khổ mới có thể tiêu tội nghiệp. Trong khổ [ấy] người vẫn có thể bảo trì thiện lương, còn biết tri ân, làm một người tốt, [thì] đó chính là đề cao bản thân. Ngoài ra cứu độ là quá trình từ dưới lên trên, ắt phải bắt đầu từ nơi thấp nhất. Sinh mệnh ở đây sống phải khổ, giữa người với người sẽ có xung đột lợi ích; hoàn cảnh tự nhiên phải ác liệt, người ta vì sinh tồn sẽ phải hao tâm mệt sức, v.v; đều có thể cấp cho người ta cơ hội đề cao và tiêu nghiệp. Khổ có thể tiêu tội nghiệp, đó là nhất định; trong thống khổ và mâu thuẫn, người còn có thể bảo trì thiện lương thì sẽ tích công đức, từ đó sinh mệnh đạt được thăng hoa.
Đến lúc cận đại khi Sáng Thế Chủ cần dùng thân thể người để cứu độ chúng sinh vũ trụ, thì đa số sinh mệnh vốn có trong thân thể người bị “Thần” chuyển sinh thành người thay thế. Bởi vì thân thể người có thể trong khổ mà tiêu tội nghiệp, đồng thời trong [hoàn cảnh] không có chính lý, [mà] có thể kiên trì giữ được chính lý mà Thần bảo, cũng có thể bảo trì thiện lương thì sẽ đạt được đề cao của sinh mệnh. Mạt hậu tới rồi, cổng trời nơi Tam giới đã mở rồi, Sáng Thế Chủ đã đang lựa chọn loại người này [để] cứu độ.
Thiên thể vũ trụ trong quá trình thành-trụ-hoại thì hết thảy đều bất thuần tịnh rồi, đều không tốt như thời đầu của ‘thành’ nữa, nên mới đi tới “diệt”. Nên cũng nói hết thảy trong thiên thể đều xấu tệ rồi, chúng sinh đều không còn tốt như thời ban đầu nữa, chúng sinh cũng đều không thuần tịnh nữa, đều có tội nghiệp, vì vậy mới sẽ ‘diệt’. Trong tôn giáo gọi loại tội đó là “nguyên tội”21. Vì để cứu vãn thiên vũ, Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần, chúng Chủ hạ thế xuống hoàn cảnh này làm người, chịu khổ, đề cao, tiêu tội, trùng tân22tái tạo lại tự mình, từ đó quay về thiên đường. (Là vì khi Sáng Thế Chủ cứu người thì cũng đồng thời trùng tân tạo vũ trụ) thiên vũ mới là tuyệt đối thuần tịnh và tốt đẹp; trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận, tiến hóa luận23, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về thiên quốc. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời khổ cũng có thể tiêu tội nghiệp trong quá trình này; hết thảy đều vì để cứu người trở về thế giới thiên quốc.
Vậy nói cách khác, đời người ở thế gian này không phải vì để thành tựu gì đó nơi xã hội. Đời người phấn đấu giao tranh, giành giật không từ thủ đoạn, ấy chỉ có thể khiến người ta trở thành xấu. Hạ thế24làm người là để tiêu tội nghiệp, lấy tu luyện tốt bản thân làm mục đích. Người đến thế gian vì để được cứu, vì để đợi Sáng Thế Chủ cứu về thế giới thiên quốc nên mới đến làm người; khi chờ đợi đời này đời khác đều đang tích lũy công đức, đó cũng là mục đích của người luân hồi chuyển sinh; loạn thế là vì để thành tựu chúng sinh. Nhưng mà có những người khi gặp khó khăn cầu Thần trợ giúp, không đạt được thỏa mãn bèn bắt đầu hận Thần, từ đó bước sang phía phản Thần, thậm chí nhập ma đạo rồi lại tạo tội nghiệp mới. Người như thế [cần] mau chóng quay lại, cầu Thần tha thứ, quay đầu là bờ25. Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau; đời trước tích lũy phúc đức nhiều ít bao nhiêu quyết định đời này hoặc đời sau phúc phận bao nhiêu. Nhiều phúc đức, đời sau có thể dùng phúc đức đổi thành quan cao lộc nhiều, cũng có thể dùng đổi lấy các loại phúc phận như tiền tài, v.v. gồm cả gia đình hạnh phúc hay không, thậm chí con cái thế nào. Đây chính là nguyên nhân căn bản của [việc] có người giàu, có người nghèo, có người làm quan lớn, có người không nhà để về; chứ không phải một bộ lời ma quỷ cân bằng giàu nghèo như tà đảng cộng sản tuyên truyền. Vũ trụ là công bình, sinh mệnh làm được tốt thì sẽ có phúc báo, làm chuyện xấu thì sẽ phải hoàn trả, đời này không trả thì đời sau trả; đây là Pháp tắc tuyệt đối của vũ trụ! Thiên, Địa, Thần, Sáng Thế Chủ là từ bi đối với chúng sinh; Thiên, Địa, Nhân, Thần đều là do Sáng Thế Chủ tạo ra, tuyệt sẽ không đối tốt với sinh mệnh này và đối không tốt với sinh mệnh khác. Nhân quả báo ứng, ấy là nguyên nhân căn bản của đời người có phúc hay vô phúc.
Biểu hiện của được và mất, về hiện thực mà nhìn thì như biểu hiện bình thường ở xã hội, về căn bản thì là sinh mệnh bản thân tạo thành nhân quả trước sau26. Nhưng có hay không, được hay mất, ở biểu hiện tại xã hội nhân loại là phù hợp với trạng thái của xã hội nhân loại; cho nên đời người ở thế gian này dù các vị sống giàu hay nghèo, nhất định phải làm điều tốt, đừng làm điều xấu, bảo trì thiện lương, kính Trời kính Thần, vui vẻ giúp người. Như thế mới sẽ tích lũy phúc đức, đời sau sẽ có phúc báo. Những người già ở Trung Quốc thời xưa thường nói, đời này sống khổ chút cũng không được oán Trời oán Đất, làm được việc tốt ngần nào thì tích được đức nhiều ngần ấy, đời sau mới [sống] tốt; nói cách khác đời trước không làm điều tốt, không tích phúc đức, [thì] các vị cầu Thần giúp đỡ cũng vô dụng. Vũ trụ là có Pháp tắc của vũ trụ, Thần cũng phải tuân theo. Thần làm điều không nên làm, thì Thần cũng sẽ chịu trách phạt. Không đơn giản như con người nghĩ; các vị muốn gì thì Thần bèn giúp các vị làm được sao? Điều kiện là các vị ắt phải có phúc đức tích từ đời trước, [rồi] dùng phúc đức để đổi! Vì đây là theo Pháp Lý của vũ trụ quyết định. Nhưng mà từ gốc mà giảng, đây lại không phải mục đích căn bản của tích phúc đức. Đời người tại thế gian tích thêm phúc đức, vì để dùng trải con đường cho bản thân mình trở về Trời mới là then chốt nhất, chứ không phải vì để đổi lấy hạnh phúc nhất thời của một đời làm người này!
Thầy: Lý Hồng Chí
29 tháng Chạp năm Nhâm Dần
20 tháng Giêng, 2023
Theo Minh Huệ Net
Ghi chú: (ghi chú là của người dịch Trung-Việt, chỉ để tham khảo).
1. Thần, Chủ/Chúa: hãy lưu ý trong Kitô giáo, chữ God trong tiếng Anh, được dịch thành Thần trong tiếng Hán, nhưng được dịch thành Chúa trong tiếng Việt (mà chữ thánh thần trong Kitô giáo tiếng Việt là đã dùng để dịch từ chữ holy spirit của tiếng Anh rồi); còn chữ Lord trong tiếng Anh, thì có thể được dịch thành Chủ/Chúa trong tiếng Hán, nhưng được dịch thành Chúa tể trong tiếng Việt. Do đó, những chỗ nào trong Kinh Sách ghi chữ Thần thì có một số chỗ (không phải tất cả tình huống) là có thể gồm cả Chúa mà Kitô giáo nói, còn chữ Chủ thì một số chỗ là gồm cả Lord. Đây là do vấn đề dịch thuật không nhất quán khi Kitô giáo truyền từ phương Tây sang Trung Quốc và Việt Nam. Trong ngữ cảnh khác, thì God tiếng Anh nói chung đều được nhất quán dịch thành Thần cả trong tiếng Hán và tiếng Việt.
2. cú cú thị Thiên cơ: câu nào cũng là Thiên cơ.
3. chân tướng: sự thật.
4. thiên thể: chữ ‘thể’ này có nghĩa chung trong các từ nhân thể (thân thể người), Thần thể (thân thể của Thần), Phật thể, sinh mệnh thể; tức là chữ từ thiên thể không có nghĩa là một hành tinh hay ngôi sao.
5. tự ngã: cái tôi.
6. nhất thiết quy không: hết thảy quy [về] không; hóa vi trần ai, nhất thiết quy không → hóa thành cát bụi biến về hư vô; trần ai → bụi.
7. loạn tính: giới tính hỗn loạn, giao cấu hỗn loạn.
8. độc phẩm: ma túy, thứ độc hại.
9. loạn tượng: biểu hiện (tượng) đặc trưng của sự rối loạn.
10. Sáng Thế Chủ: cũng có nơi dịch là Chúa Sáng Thế, nghĩa bề mặt là đấng Chủ/Chúa sáng tạo ra thế giới.
11. vô Thần chi địa: nơi không có Thần. Pháp giới: theo ngu ý của người dịch, chữ ‘giới’ này là cùng nghĩa chữ ‘giới’ trong từ ‘Tam giới’, ‘Dục giới’, ‘Sắc giới’, và ‘Vô sắc giới’. Tiếng Hoa chữ ‘giới’ có thể hiểu về phân hoạch không gian (ví như giới tuyến, biên giới), còn chữ ‘thế’ có thể hiểu là phân hoạch thời gian (ví như tiền thế →đời trước, thế giới →thời không).
12. tuần hoàn thể hệ: tạm dịch là hệ thống tuần hoàn.
13. địa thượng chúng sinh: tạm dịch là chúng sinh trên [mặt] đất.
14. thiên: chỗ này tạm dịch là trời.
15. nhân sinh khổ đoản: đời người khổ và ngắn.
16. thắng giả vi vương, binh tranh thiên hạ, cường giả vi anh hùng: kẻ chiến thắng làm vua, dùng binh mà tranh đoạt thiên hạ, kẻ mạnh làm anh hùng.
17. khả hành: có thể hiểu cả 2 nghĩa ở chỗ này, (i) chấp nhận được, cái lý đó được mọi người coi là hợp lý, không sai, (ii) có thể thành công, tức là làm theo cái lý đó thì có thể đạt được mục đích, đó là cái lý đúng.
18. lạp tử: hạt; vi lạp → vi hạt; các đơn vị như phân tử, nguyên tử, v.v. cho đến cả hành tinh, thiên hà, v.v. đều được gọi là lạp tử.
19. nê thổ: bùn đất.
20. thiên vũ: thiên thể vũ trụ. thiên vũ chúng sinh: chúng sinh khắp thiên thể vũ trụ.
21. nguyên tội: trong Kitô giáo, “original sin” được dịch thành “nguyên tội” (tội gốc ban đầu), còn trong tiếng Việt thường được dịch là “tội tổ tông”.
22. trùng tân: làm lại một mới trùng lặp; tùng tân: lại một lần từ mới.
23. vô thần luận: (atheism) không tin rằng có Thần Phật tồn taị. tiến hóa luận: học thuyết tiến hóa, không tin rằng Thần đã tạo ra con người.
24. hạ thế: xuống thế gian.
25. hồi đầu thị ngạn: quay đầu là bờ.
26. tiền nhân hậu quả: nhân quả trước sau, cái nhân từ trước và cái quả sau này, cái hạt gieo từ trước mà sau này có cây có quả.