Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc, nhờ có chừng mực mới vận chuyển một cách chính thường. Trong tâm có chừng mực, sẽ có sự phân khai độc lập, không dựa dẫm vào người khác, cũng không tìm cách để cưỡng chế người khác.

Trưởng thành là quá trình từ một người sống trong quần thể đông đúc náo nhiệt hướng đến một cá nhân sống độc lập.

Quá trình trưởng thành giống như một nhánh cây, bảo vệ, dựa dẫm vào nhau rồi phân ly từ từ. Quá trình trưởng thành cũng giống như hạt mưa rơi, thoát ra khỏi quần thể, để tìm thấy chính mình.

Và chừng mực là sự trưởng thành cao nhất, cấp cho sinh mệnh một khoảng trống, khiến sinh mệnh vì thế mà lấy lại hy vọng. Ở giai đoạn đó chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa của trưởng thành.   

Chừng mực ở một phương diện khác chính là một loại ‘ẩn tàng’ và ‘mơ hồ’.

Trong Chu Dịch có viết: “Khiêm hạ, không khoe tài kể công, thì làm việc gì cũng may mắn tốt lành”, lại nói: “Phụ nữ lúc hiểm nguy kiên trì giữ chính Đạo, (như) mặt trăng sắp tròn đầy viên mãn”. Chu Dịch giảng về nguyên lý của sự cân bằng âm dương ngũ hành, theo một cách tự nhiên cũng không rời khỏi hai chữ ‘chừng mực’. Toàn bộ Chu Dịch đều có thể thấy là nghệ thuật ‘vi’ (làm) và ‘chỉ’ (dừng lại), tự nhiên cũng là một bộ sách chừng mực.

Tâm lý có chừng mực

Người ta hay nói là con người quý ở chỗ tự biết mình. Quá trình trưởng thành cũng là quá trình tự biết mình. Mỗi cá nhân đều là một cá thể độc lập, dù có quan hệ thân thiết như thế nào đi nữa cũng không có cách nào khiến hai con người hợp thành một.

Hoàn cảnh mà mỗi người lớn lên là bất đồng, những tư tưởng, cách làm việc luôn có sự khác biệt thế này thế kia, hoặc tinh tế hoặc to lớn… Tâm lý có chừng mực chính là làm tốt những việc của bản thân, không dùng quan điểm cá nhân để đo lường người khác. Người trưởng thành thật sự không dùng quan điểm của mình để yêu cầu người khác, không cưỡng cầu người khác phải giống mình.

 
(Ảnh minh họa: pixabay.com)

Giữa bạn bè có chừng mực, không nên cứ nhìn chăm chăm vào cuộc sống của người khác. Giữa người thân có chừng mực, mỗi cá nhân có cách nhìn riêng, không ép buộc mỗi thành viên trong gia đình đều trở thành bản sao của mình. Với người lạ cũng cần có chừng mực, thể hiện những gì nên thể hiện, mặt khác giữ những điều bí mật không nên nói ở trong tâm, mới có thể đem đến cho người ta sự ngạc nhiên thú vị.

Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc, nhờ có chừng mực mới vận chuyển một cách chính thường. Trong tâm có chừng mực, sẽ có sự phân khai độc lập, không dựa dẫm vào người khác, cũng không tìm cách để cưỡng chế người khác.

Giữ chừng mực trong lời nói

Quá trình trưởng thành là quá trình liên tục hiểu được sức mạnh của lời nói. Người xưa có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.

Đầu tiên nhận rõ bản thân từ trong tâm, đặt đúng vị trí của bản thân mới có thể bảo trì chừng mực trong lời nói.

Trong lời nói bảo trì sự chừng mực, không lấy những lời chua chát khó nghe để làm tính cách, nói chuyện đùa cũng nên chú ý chừng mực, không được quá khích. Lời nói đùa có thể nói với người thân cận, không nên nói đùa với người chưa trưởng thành.

Đặt mình vào vị trí của người khác. Lời nói ra khỏi miệng cần suy nghĩ kĩ, đối với người có quan hệ khác nhau cũng cần ngữ khí khác nhau.

Lời nói giữ chừng mực, không được hỏi quá sâu về đời tư của người khác. Có một số người thích soi mói chuyện của người khác, sử dụng tin đồn để làm chủ đề cho câu chuyện. Không có ai thích bị người khác nghị luận sau lưng, cũng không có ai thích bị người khác tra vấn đến tường tận. Khi trong lời nói có những lời soi mói đời tư, nếu không ngại gì thì hãy đặt mình vào vị trí của người khác một chút, rồi suy xét xem nếu bản thân ở trong hoàn cảnh đó sẽ như thế nào?

Trong lời nói bảo trì sự chừng mực, cũng không nên nói những điều bí mật của bản thân cho người mới giao tiếp. Quá trình con người dần dần trưởng thành chính là quá trình học cách im lặng khi cần thiết. Người nói liên tục và gây ồn thông thường không có năng lực thật sự, lời nói nào cũng nói ra ngoài, bí mật nào cũng không giữ được, so với trẻ con có gì là phân biệt đâu!

(Ảnh minh họa: pixabay.com)

Hành động có chừng mực

Trưởng thành là học cách dùng đầu não (lý trí) thay thế động tác, nghĩ trước khi hành động.

Hành động có chừng mực, là khiến hành động thoát khỏi sự khống chế của cảm xúc.

Nếu đứa trẻ không được thứ gì đó, thông thường sẽ nằm lăn ra đất mà ‘ăn vạ’, dùng hành động mang tính kích động đó để biểu đạt cảm xúc của mình.

Người trưởng thành, chính là làm chủ cảm xúc bản thân. Ngay cả khi tâm tình có sự dao động lớn thì hành động cũng phải giữ vững. Không vì một lúc phẫn nộ mà đập phá đồ đạc, đập cửa. Hành động đó không chỉ vô bổ mà còn thể hiện ra sự thiếu chín chắn của bản thân.

Hành động có chừng mực chính là học cách suy nghĩ ba lần trước khi làm. Trước khi làm việc thì lập kế hoạch, suy nghĩ kỹ càng, không nên chỉ dựa vào nhiệt huyết mà làm việc. Nếu không chắc chắn, thì đầu tiên đi từng bước nhỏ rồi xem xem hiệu quả ra sao, còn như nếu bước quá lớn thì không tránh khỏi vấp ngã.

Hành động có chừng mực chính là để lại cho người khác khoảng cách an toàn. Quan hệ giữa mọi người với nhau là bất đồng, nên những hành động thể hiện ra cũng khác nhau. Giữa bạn bè với nhau có những hành động gì không thể làm, thì trong lòng phải phân biệt rõ ràng.

***
Chừng mực giống như cái đinh ốc, nhìn thấy không đáng kể nhưng đủ để ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt bình thường. Bởi đinh ốc có tác dụng nối các cấu kiện, thiếu nó thì không được.

Chừng mực lại giống như khoảng cách giữa các khớp nối. Có một chút khoảng cách đó, cuộc sống mới trở nên dễ chịu.

Trưởng thành không chỉ là khai hoa kết trái, mà là cắt cành tỉa lá. Và chừng mực chính là sự trưởng thành cao cấp nhất.

Mạn Vũ
Theo secretchina.com

videoinfo__video3.dkn.tv||24ec5f84e__

Xem thêm: