Năm 19 tuổi, tôi từng làm điều dưỡng viên tại khoa chấn thương tủy sống của bệnh viện địa phương (SCIU). Công việc của tôi là giúp đỡ bệnh nhân làm những thứ họ không thể tự làm. Trong suốt 6 tháng, tôi nhận ra rằng mình trở nên khiêm tốn hơn trước những con người có ý chí mạnh mẽ nhất trên đời này. Một trong số đó là Ali.

Bi kịch lớn nhất của Ali là một ngày cậu bỗng nhiên tỉnh dậy và phát hiện toàn thân bị tê liệt, không cách nào cứu chữa. Tưởng như cuộc sống đã khép lại với chàng trai trẻ chỉ còn vài tuần nữa là sẽ tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, một điều ngạc nhiên là Ali không hề oán trách số phận. Cậu luôn lạc quan và tận hưởng từng chút thời gian còn lại của cuộc sống, dù đang nằm trên giường bệnh.

Suốt thời gian chăm sóc Ali, tôi đã học được nhiều thứ từ cách cậu ấy chịu đựng bệnh tật và đối mặt với những nghịch cảnh diễn ra trong đời mình. 

Ali đã dạy tôi bài học vô giá rằng: Cuộc sống luôn công bằng theo cách riêng của nó chứ không phải theo ý nguyện của con người. Đừng lãng phí năng lượng cho việc than vãn, đau buồn. Nó chẳng thay đổi được điều gì cả, chỉ khiến bạn thêm bế tắc mà thôi. Cách bạn suy nghĩ và phản ứng trước những biến cố cuộc đời sẽ quyết định bạn hạnh phúc hay khổ đau.

Cách bạn suy nghĩ và phản ứng trước những biến cố cuộc đời là thứ sẽ quyết định hạnh phúc hay khổ đau của bạn.

Không ai có thể sống hộ cuộc đời của ai được

Khi đang mệt mỏi hay tức giận, hoặc khi bất ngờ gặp phải chuyện bất công, điều mà một người thông thường làm là tìm một ai đó để than phiền hoặc một lý do để bao biện.

Nên nhớ rằng, những người thân thiết dù yêu thương bạn đến đâu chăng nữa, họ cũng không thể chịu đựng đau đớn thay bạn được. Họ có thể cho bạn mượn tiền, dẫn bạn đi chơi, du lịch; nhưng họ tuyệt nhiên không thể sống cuộc đời thay bạn. Hơn nữa, cảm nhận của bạn phụ thuộc vào cách nghĩ từ bên trong chứ không phải những yếu tố bên ngoài. Bài học ở đây chính là hãy điều khiển cảm xúc, đừng để hoàn cảnh điều khiến bạn và làm phiền đến người khác.

Cách duy nhất để bạn trở nên tốt đẹp trong mắt người khác là bạn thực sự nghĩ mình cũng tốt như vậy.

Trong lần gặp đầu tiên, mỗi người thường đưa ra một vài nhận xét mang quan điểm cá nhân về đối phương. Tuy nhiên, ấn tượng ban đầu đó không hoàn toàn chính xác khi bạn nhận ra họ không giống những gì bạn từng hình dung.

Chẳng hạn như khi gặp Ali, tôi nghĩ anh ta thật đáng thương, nhưng Ali không cho phép người khác thương hại mình. Anh ấy chưa bao giờ từng nghĩ rằng cuộc đời bất công với mình. Anh ấy luôn tìm thấy niềm vui sống mỗi ngày trong những điều nhỏ bé nhất. Anh ấy không có cảm giác mình là một người bại liệt mà luôn tiến về phía trước.

Người tồi tệ nhất trên đời là người luôn phàn nàn về bất cứ điều gì, bất kỳ ai, ngay cả khi họ không hề hiểu rõ.

Cũng vậy, suy nghĩ của bạn về bản thân cũng chính là cách người khác đánh giá về bạn. Bạn có thể khéo léo gây ấn tượng với người khác, bạn có thể giỏi tỏ ra mình là một người thông minh, hiểu biết. Nhưng theo thời gian, bạn sẽ không thể tô vẽ hình ảnh bên ngoài cho mình mãi được. Cách duy nhất để bạn trở nên tốt đẹp trong mắt người khác là bạn thực sự nghĩ mình cũng tốt như vậy.

Phàn nàn giống như tìm cách ra khỏi một cái hố bằng xẻng thay vì dùng thang

Phàn nàn là thói quen của hầu hết mọi người. Nhưng chắc chắn đó không phải là cách để thoát khỏi khó khăn. Thậm chí, nó chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ. Dù tình hình có thảm hại đến mức nào, bạn luôn có quyền lựa chọn cách đối diện với nó.

Cảm xúc tiêu cực giống như tìm cách ra khỏi một cái hố bằng xẻng thay vì dùng thang

Trên thực tế, không ai có thể vừa cố gắng thay đổi và vừa phàn nàn cùng một lúc được. Khi phàn nàn, chúng ta chẳng khác nào một kẻ ngốc tìm cách ra khỏi một cái hố bằng xẻng thay vì dùng thang!

Cuộc đời được thiết kế công bằng theo quy luật của nó chứ không phải theo nguyện ý của con người

Đã bao nhiêu lần bạn thốt lên “Cuộc sống thật không công bằng”. Thật ra, công bằng chỉ là quan điểm mang tính chủ quan và mỗi người mỗi khác, Ali và những người tích cực giống như anh vẫn tin rằng các sự kiện xảy ra là một cơ hội để học hỏi và phát triển.

Thay vì đòi hỏi “mọi thứ phải công bằng” trong vô vọng, chúng ta hãy dành thời gian để tu dưỡng bản thân. Điều đó thực tế và cần thiết hơn nhiều!

Hèn nhát hay dũng cảm là lựa chọn của bạn

Ali có đầy đủ “lý do” từ bỏ cuộc sống trong vô vọng nhưng anh ấy không làm thế. Đó là lí do anh ấy trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trong đó có tôi. Khi khó khăn bủa vây, người ta thật dễ dàng đánh mất niềm tin và những giá trị mình tin tưởng. Chỉ những ai thực sự dũng cảm mới có thể hiên ngang tiến về phía trước khi nhiều người khác phải bước lùi lại.

Những điều mà bạn cho là “bất công” xảy đến trong đời lại chính là một bước đệm giúp xác định ta thật sự là ai.

Những kỉ niệm về Ali luôn nhắc nhở tôi rằng: Chẳng có lí do gì để phàn nàn về cuộc sống này. Những bài học sâu sắc nhất về lòng can đảm, sức mạnh và phẩm giá sẽ không đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ chỉ học được chúng khi phải trải qua những biến cố, nghịch cảnh lớn nhất của cuộc đời. Những điều mà bạn cho là “bất công” xảy đến trong đời lại chính là một bước đệm giúp xác định ta thật sự là ai.

*Bài viết có tham khảo những chia sẻ của Thomas Koulopoulos, nhà sáng lập Delphi Group trên INC.com

Hiểu Minh (TH)

videoinfo__video3.dkn.tv||c9e44abe5__

Xem thêm: