Từng lấy nắm đấm và tinh thần thép là lẽ sống của cuộc đời, tôi trở thành một cô gái mạnh mẽ với biệt danh “anh đại” trong mắt mọi người. Tưởng chừng không có điều gì cản được bước chân của tôi, nhưng cuộc đời vốn không như mình mong đợi. Sau bao biến cố, thăng trầm tôi may mắn tìm được con đường chân chính giúp tôi thay đổi chính mình…

Trở thành một “nữ hiệp” để bảo vệ những điều công bình?

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 anh chị em, mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ nên mọi việc lớn nhỏ đều do bố tôi gánh vác. Từ nhỏ, chị em chúng tôi đã nhận được sự dạy bảo nghiêm khắc của bố, một người từng là quân nhân. Ông luôn dạy chúng tôi phải sống nghĩa khí, biết bảo vệ người khác và tôn sư trọng đạo. Tuy là con gái, nhưng tôi rất thích cùng bố xem phim kiếm hiệp và các trận đấu quyền anh mỗi ngày. Cũng chính từ đây, tôi hình thành tính cách mạnh mẽ, ham mê võ thuật và luôn nghĩ rằng “mình sẽ trở thành một nữ hiệp để bảo vệ những điều công bình”. Suy nghĩ tốt đẹp là thế, nhưng thực tế tôi lại làm điều trái ngược.

Ngay từ những năm tiểu học, với tính cách mạnh mẽ và luôn là học sinh giỏi trong lớp nên dù còn nhỏ tuổi nhưng tôi rất ngạo mạn, luôn coi người khác không bằng mình. Còn nhớ, lúc học lớp 5 cô giáo bảo tôi giúp cô để ý các bạn học yếu và quậy phá trong lớp. Thay vì giúp đỡ các bạn, tôi đe doạ và bắt các bạn phải đưa tiền nếu muốn tôi chép bài hộ để qua mắt cô giáo.

Bố mẹ vì muốn tôi vào khuôn khổ nên luôn bắt tôi học hành đàng hoàng và mỗi khi tôi không nghe lời, họ dùng những trận đòn roi để răn đe tôi. Nhưng với bản tính cao ngạo, càng bị đánh nhiều tôi càng chai lì, càng oán hận bố mẹ.

Sa ngã

Lên cấp hai, trước những thói hư tật xấu ngoài xã hội tôi xem đó là những điều mới lạ. Tôi bắt đầu chửi tục, uống rượu bia và đánh nhau. Trong lớp, các bạn học nam nếu trêu chọc hay vô lễ với tôi, tôi sẽ ngay lập tức dùng nắm đấm để trừng trị. Tôi ngày càng trở nên bạo ngược, tôi xem những trận đánh nhau với con trai như những chiến tích, tôi càng thắng nhiều tôi càng hả hê, càng không biết sợ là gì.

Đến cấp ba, tôi cũng mặc đồng phục như các bạn đồng trang lứa nhưng thay vì thướt tha trong tà áo dài trắng tôi luôn vén tà bỏ vào quần, đi trên bàn, đánh nhau với con trai. Cũng từ đó, tôi được mọi người gọi bằng cái tên “anh đại”.

Biến cố đầu tiên trong đời

Mọi thứ tưởng chừng cứ thế trôi qua, cho đến một ngày khi tôi vừa đi học về, mẹ hớt hải chạy đến trước mặt tôi nói: “chị gái con cậu vừa phải nhập viện và đang ở phòng hồi sức cấp cứu vì bị viêm màng não, đi thăm sớm không hết cơ hội nhìn mặt con ơi”. Tôi nghe tin như sét đánh ngang tai, một người đang khoẻ mạnh bỗng nhiên lại nói có thể ra đi bất cứ lúc nào, tôi thấy lòng mình nặng trĩu, nước mắt cứ thế lăn dài. Chị ấy trạc tuổi tôi, chúng tôi chơi rất thân với nhau.

Tác giả (ngoài cùng bên phải) và bạn chụp ảnh chung với nữ tăng nhân Thích Chứng Thông tại Đài Loan.

Vào thăm chị hằng ngày nhưng tôi chỉ biết bất lực nhìn chị hôn mê bất tỉnh. Không nghĩ được cách nào khác, tôi theo chị gái lên chùa xin cho con gái của cậu được lành bệnh dù trong tâm vẫn nghĩ “mình xấu xa như vậy thì vào chùa ai chứng nhỉ”. Thế nhưng, có lẽ Thần, Phật đã nhìn thấy tấm lòng thành của tôi và chị gái nên sau 2 tháng hôn mê con gái cậu tôi đã tỉnh lại dù không thể nói chuyện được vì lưỡi bị thụt vào trong. Trước thần tích này, tôi tin rằng Thần, Phật thật sự có tồn tại. Từ đó, tôi cũng thường hay lui tới chốn cửa chùa hơn.

Năm vào Đại học, tôi thi trượt ngành kiến trúc mà tôi vẫn luôn đam mê và bất đắc dĩ tôi phải chọn học Thể thao, chuyên ngành Võ thuật. Sau này nghĩ lại, tôi nhận ra đó là sự an bài của số phận.

Tôi cứ nghĩ rằng, học võ là chỉ học về kỹ thuật đánh nhau nhưng khi đến lớp thầy giáo lại dạy tôi về đạo đức, điều mà một người học võ cần có đầu tiên. Tôi dần hiểu được thế nào là ý chí và tinh thần thép của một võ sĩ Đạo chân chính. Nghĩ lại những năm tháng ngang tàn trước đó, lúc này tôi lại không nỡ đánh bất cứ ai vì sợ nắm đấm của một người học võ như tôi sẽ gây thương tích cho người khác. Sau những buổi dạy đạo lý của thầy, tính cách của tôi cũng trở nên trầm xuống, không còn xốc nổi như xưa.

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời?

Ra trường, tôi được tuyển vào làm huấn luyện viên thể hình cho trung tâm California Fitness & Yoga. Làm việc trong một trung tâm lớn của nước ngoài, kiếm được nhiều tiền, được người khác nể trọng. Tôi lại trở về với con người ngạo mạn khi xưa, tôi ăn mặc loè loẹt, tóc nhuộm đủ thứ màu. Tôi chỉ thích đến những nơi sang trọng, tôi coi việc ngồi vỉa hè là thấp kém, tôi nhìn đời bằng nửa con mắt.

Những bài học đạo đức trên giảng đường tôi vẫn nhớ nhưng nó không thể ngăn tôi trượt dốc theo dòng chảy của xã hội. Tuy vậy, dù bận rộn với công việc nhưng tôi vẫn không quên việc lâu lâu lên chùa xin cho con gái của cậu được khỏi bệnh hoàn toàn. Đó có lẽ là những giây phút duy nhất tôi lắng lại và tự hỏi bản thân phải chăng tôi đang đi chệch hướng. Nhưng khi trở về, tôi vẫn không thể khống chế được bản thân trước danh lợi của thực tại. Thiện tính và ma tính cứ thế giằng xé tâm can tôi.

Cuốn sách quý giúp cải biến nhân tâm

Làm việc tại trung tâm hơn một năm, đứng trước áp lực trong công việc và những toan tính về danh lợi tôi bắt đầu trở nên mệt mỏi. Tôi quyết định xin nghỉ việc và ra dạy tư nhân để có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân mình hơn.

Một lần nọ, tôi vô tình đọc được trên một trang báo mạng 2 câu mà tôi rất ấn tượng:

“Cho gì cũng không bằng cho Pháp
Muốn báo hiếu cha mẹ chỉ có cách đi tu”.

Tôi tự hỏi tại sao đi tu lại có thể báo hiếu cho cha mẹ? Thế rồi ba ngày sau có một chị khách hàng mang tặng tôi một quyển sách quý có tên Chuyển Pháp Luân (cuốn sách của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp) và bảo rằng “sách này tu luyện đấy, em cố gắng đọc hết sẽ đắc đạo”. Dù bán tín bán nghi nhưng vì tin chị nên tôi vẫn mang sách về nhà đọc.

Chị khách hàng còn dẫn tôi đến một điểm luyện công để tập 5 bài công pháp, tôi nhớ lúc ấy tôi vẫn đang nhuộm tóc màu xám khói, tóc tít đuôi sam thì nhuộm màu đỏ, tay và lưng thì xăm hình. Tôi trộm nghĩ “với vẻ bề ngoài như thế này đến nơi có người tu luyện chắc họ sẽ sốc lắm”. Nhưng khác với suy nghĩ của tôi, không một ai coi thường hay mỉa mai tôi mà ngược lại các cô lớn tuổi còn hướng dẫn tôi tập rất nhiệt tình. Lần đầu tiên trong đời tôi được trải nghiệm sự thiện lương, hoà ái mà trước đây, dù tôi đã đi đến nhiều chùa cũng chưa từng bao giờ cảm nhận được.

Tôi không phải vào chùa hay đi lên núi tu luyện như tôi vẫn nghĩ, Pháp Luân Đại Pháp cho phép người tập tu luyện trong xã hội người thường. Và tôi cũng hiểu sâu sắc rằng tu luyện chính là quá trình dần dần tu sửa tâm tính của mình chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành một người tốt chân chính. Đến lúc này tôi mới hiểu vì sao tu luyện lại có thể báo hiếu cho cha mẹ.

Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn từ khi tôi bước vào con đường tu luyện. Đại Pháp dạy tôi biết suy nghĩ cho người khác trước, sống chân thành và thiện lương. Tôi từ bỏ những thói hư tật xấu đã dưỡng thành bao lâu nay, sự nữ tính và nội tâm an hoà cũng dần quay trở lại trong tôi. Không những vậy, tôi còn được trải nghiệm một điều kỳ diệu khác.

Là một huấn luyện viên thể hình với kinh nghiệm 5 năm trong nghề, chuyên làm căng cơ vật lý trị liệu, chuyên chữa trị các bệnh lý về cơ xương khớp cho nhiều khách hàng nhưng ít ai biết rằng tôi lại không thể chữa khỏi bệnh cho chính mình. Tôi từng bị đau khớp do trước đây tập tạ cường độ cao, bị rối loạn tiêu hoá, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não, đau dạ dày. Cứ đều đặn mỗi năm 3 lần vào viện tái khám và điều trị. Thế nhưng, khi tôi chỉ mới bắt đầu tu luyện một thời gian ngắn những bệnh tật theo tôi nhiều năm này đã không chữa mà lành. Tôi cũng không bao giờ phải đụng đến một viên thuốc nào kể từ đó.

Khi nhìn thấy những thay đổi tích cực đó của tôi, mẹ và chị gái tôi cũng bước vào tu luyện. Cả hai cũng đã có những chuyển biến tích cực cả về thể chất và tinh thần. Bệnh mất ngủ kéo dài mười mấy năm của mẹ tôi và bệnh viêm tai giữa giai đoạn 2 của chị tôi đã khỏi hẳn, mẹ tôi cũng đã bớt nóng tính hơn xưa. Chưa bao giờ tôi cảm thấy hạnh phúc đến thế, giờ đây mỗi khi trở về nhà tôi luôn cảm nhận được sự ấm áp và yêu thương trong gia đình.

Nhờ việc luôn chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi hoàn cảnh nên khách hàng ngày càng tín nhiệm, công việc của tôi cũng ngày càng suôn sẻ và tiến triển tốt hơn. Có nhiều khách hàng sau khi biết tôi tập luyện khí công thì rất bất ngờ, bởi nhiều người vẫn cho rằng tập thể hình và luyện khí công vốn trái ngược với nhau. Nhưng đối với tôi, tập thể hình và luyện khí công giúp tôi cân bằng một cách hài hoà. Hàng ngày, để duy trì vóc dáng cơ thể săn chắc tôi thường tập các bài tập nhẹ nhàng với tạ. Đồng thời, tôi cũng duy trì việc tập luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp để cơ thể dẻo dai và tránh bị stress sau những giờ dạy với cường độ cao ở phòng tập.

Tác giả (thứ hai từ bên phải) chụp ảnh cùng bạn bè trong một chuyến du lịch.

Những hiểu lầm đáng tiếc về Pháp Luân Đại Pháp…

Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho tôi và gia đình nhiều điều tốt đẹp là thế nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu nhầm về Pháp Luân Đại Pháp. Có người còn hỏi tôi: “Pháp Luân Công là tà giáo sao em còn tập làm gì?”. Từ khi bắt đầu tập tôi đã tìm hiểu rất kỹ về pháp môn này. Pháp Luân Công là môn tu luyện khí công thượng thừa của Phật gia được phổ truyền tới 114 quốc gia. Pháp Luân Công dạy con người tu tâm làm việc tốt dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, làm gì cũng nghĩ cho người khác trước, lấy thiện đãi người. Hơn nữa, chính bản thân tôi và gia đình đã trải nghiệm những điều tốt đẹp mà pháp môn mang lại, đồng thời hàng trăm triệu người trên toàn thế giới cũng đang theo tập và đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Vậy đây làm sao lại gọi là tà giáo được.

Tác giả ngồi thiền bên bờ biển cùng tấm bảng nói rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Nếu không có cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc và những thông tin sai lệch về pháp môn này thì tôi tin rằng sẽ có nhiều người hơn nữa được hưởng lợi từ việc tập luyện môn khí công này. Nhưng tôi tin rằng, một ngày không xa những người bị bức hại sẽ được trả lại công lý bởi sự thật và chính nghĩa sẽ luôn chiến thắng.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

PV:
Tâm Liên

Biên tập:
Hàn Mai

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thiết kế:
Bình Bình

PV: Tâm Liên
Biên tập: Hàn Mai
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thiết kế: Bình Bình