Sau khi bước sang năm 2024, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ so với đô la Mỹ đang giảm dần. Vào tuần trước đồng Nhân dân tệ đã chứng kiến sự sụt giảm đột ngột.
Chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc không đạt được hiệu quả như mong muốn, ngược lại, giá nhà đất và chỉ số tiêu dùng lai tiếp tục suy giảm. Xu hướng không bình thường này cho thấy sự bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, như vẫn thường thấy, các số liệu thống kê do Trung Quốc công bố thường bị bóp méo so với thực tế, chính quyền Trung Quốc luôn muốn công bố một số liệu khả quan, nhưng trái ngược hoàn toàn so với thực tại.
Từ quan sát của các chuyên gia, họ nhận thấy rằng Cục Thống kê Trung Quốc, đã công bố dữ liệu kinh tế trong hai tháng đầu năm nay một cách không chính xác.
Các chuyên gia đưa ra dẫn chứng, chẳng hạn như Cục Thống kê công bố mức đầu tư tài sản cố định từ tháng 1 đến tháng 2/2024 là 5.084,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu căn cứ số liệu năm 2023 thì tổng giá trị đầu tư tài sản cố định từ tháng 1 đến tháng 2 năm ngoái là 5.357,7 tỷ nhân dân tệ. Đối chiếu số liệu do chính Cục thống kê Trung Quốc công bố, thì rõ ràng là 2 tháng đầu năm 2024 mức đầu tư tài sản cố định giảm 5,1% chứ không phải tăng 4,2% như báo cáo.
Các chuyên gia còn xem xét số liệu về các khoản đầu tư liên quan đến bất động sản. Số liệu từ Cục Thống kê công bố cho thấy mức đầu tư trên lĩnh vực này giảm 9% so với năm 2023, nhưng khi tính toán và đối chiếu số liệu của Cục Thống kê năm 2023 thì mức giảm lại lên đến 13,7%.
Hay như với số liệu về doanh số bán bất động sản, Cục Thống kê công bố hai tháng đầu năm 2024 giảm 20,5% so với cùng kỳ, Nhưng khi thực hiện việc đối chiếu, mức giảm đã lên tới 29%.
Các số liệu thống kê của Trung Quốc vốn dĩ được đánh giá là không đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, các số liệu đầu năm 2024 còn cho thấy một điều rằng, kết quả báo cáo thống kê của họ lại tự mâu thuẫn với nhau.
Theo các chuyên gia, Sự bất cập của các số liệu thống kê cho thấy Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, đang công bố dữ liệu cho phù hợp với những tuyên bố về sự phát triển kinh tế của chính phủ. Vì cố gắng vẽ lên một bức tranh nền kinh tế tươi sáng hơn nên các báo cáo thống kê đã không tuân theo các dữ liệu thật mà được chế biến theo các quan điểm chỉ đạo, định hướng.
Để kiểm chứng giả thuyết này, các chuyên gia xem xét các số liệu được Bộ Tài chính công bố.
Số liệu về Thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính công bố từ tháng 1 đến tháng 2 là 326,2 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Các chuyên gia đánh giá mức giảm 15,9% này thực sự là một khoản giảm thuế đáng kể. Và cần nhớ rằng ở Trung Quốc hầu như người dân không có cách nào để trốn thuế thu nhập cá nhân. Khi người lao động nhận lương, bất kể công ty lớn hay nhỏ, khoản thuế cá nhân này sẽ được khấu trừ tự động.
Từ việc suy giảm mức thuế thu nhập cá nhân, người ta có thể thấy mức suy giảm trong thu nhập của người Trung Quốc, và sự suy giảm này ảnh hưởng đến việc tiêu dùng. Và khi tiêu dùng giảm thì tổng doanh số bán lẻ nội địa cũng giảm theo.
Một Báo cáo từ Chính phủ Trung Quốc đề cập rằng mục tiêu của Nhà nước sẽ giải quyết việc làm của 12 triệu người trong năm nay.
Nhưng năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Trung Quốc thực tế đã lên tới khoảng 50%, trên thực tế, và ít nhất hàng chục triệu người ở Trung Quốc hiện đang thất nghiệp hoàn toàn. Thậm chí, một vị cựu thị trưởng Trùng Khánh, cách đây không lâu đã đề cập rằng lực lượng lao động thất nghiệp mà Trung Quốc cần khẩn trương cung cấp việc làm ít nhất là 400 triệu người.
Như vậy việc tạo ra chỉ 12 triệu việc làm mới trong năm nay ở Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp.
NHiều kết quả điều tra xã hội cho thấy, tìm việc tại Trung QUốc hiện tại rất khó khăn. Không chỉ những sinh viên tốt nghiệp trong nước, mà cả những sinh viên tốt nghiệp nước ngoài quay về nước vẫn khó có thể tìm được một công việc bình thường.
Căn cứ vào tình hình thị trường thực tế, căn cứ vào những sai lệch cố tình trong các báo cáo thống kê, các chuyên gia bày tỏ sự lo ngại đối với nền kinh tế của Trung Quốc.