Trước khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đến thăm châu Âu và trước khi Tổng thống Nga Putin thăm Bắc Kinh, chính quyền Nga đã bất ngờ có một hành động gây chấn động dư luận.
Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh hôm 3 tháng 5 cho biết, theo một đạo luật gây tranh cãi, chính quyền Nga đã đột kích nhà của 5 học viên Pháp Luân Công và tịch thu sách, cùng các tài liệu khác của Pháp Luân Công. Bốn học viên Pháp Luân Công hiện đang bị giam giữ.
Các phương tiện truyền thông thân điện Kremlin của Nga đã đưa tin rầm rộ về việc này và lặp lại những tuyên truyền sai trái của chính quyền Trung Quốc về Pháp Luân Công.
Hành động của chính quyền Nga đã bị nhiều bên lên án. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói rằng: “Hoa Kỳ tiếp tục công khai phản đối cuộc đàn áp tín ngưỡng đối với các nhóm trong đó có Pháp Luân Công”.
Ngoài việc lên án mạnh mẽ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng yêu cầu Matxcova phải chấm dứt cuộc đàn áp tất cả các học viên Pháp Luân Công và các cuộc đàn áp khác đối với các nhóm tôn giáo bị vu khống, đồng thời bảo đảm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cho tất cả mọi người.
Nhà bình luận gốc Hoa, Chu Hiểu Huy (周曉輝) cho hay, Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện khí công Phật gia, bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và thiền định; tập trung vào việc nâng cao tinh thần mỗi cá nhân dựa trên việc áp dụng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày, được truyền bá tại Trung Quốc vào năm 1992.
Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc vào thời điểm đó, Pháp Luân Công đã lan rộng khắp Trung Quốc với khoảng 70 – 100 triệu người theo học vào cuối thập niên 90. Ngoài ra còn có các học viên ở gần 200 quốc gia trên thế giới.
Cảm thấy bị đe dọa bởi sự phổ biến của Pháp Luân Công, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó là ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh cấm người dân tu luyện môn này từ ngày 20/7/1999, đồng thời phát động một chiến dịch đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của các thành viên khác trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Từ đó đến nay, rất nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị bắt giữ, bị giam cầm, thậm chí là bị mổ cướp nội tạng khi đang còn sống. Theo ước tính của Trung Tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center), có hàng triệu học viên đã bị bắt giữ và hàng trăm nghìn người đã bị tra tấn dã man.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy cho hay, trong hơn 20 năm bị ĐCSTQ đàn áp, các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước đã giữ vững những thiện niệm và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nói cho thế giới biết sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Họ nói với thế giới rằng “sẽ có một nước Trung Quốc mới khi không có ĐCSTQ”, và “ĐCSTQ sẽ bị giải thể, hãy thoái ĐCSTQ để bảo đảm nền hòa bình và được bình an”.
Khi mọi người nhìn thấy vẻ đẹp và sự phổ biến của Pháp Luân Công, họ ngạc nhiên, khen ngợi và ngưỡng mộ; khi hiểu được sự tàn bạo của ĐCSTQ, nhiều chính phủ, quan chức, tổ chức, cá nhân đã lên án và yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt ngay cuộc đàn áp vô nhân đạo này; khi nhiều người hiểu rằng “sẽ có một Trung Quốc mới nếu không có ĐCSTQ”, thì họ đồng tình và tràn đầy hy vọng vào tương lai của Trung Quốc.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy nói rằng, các nhà chức trách Nga, những người có năng lực tình báo mạnh mẽ, mà lại không biết sự thật về Pháp Luân Công và sự phổ biến của môn tu luyện này trên thế giới, cũng như sự đổi trắng thay đen của ĐCSTQ. Họ cũng không rõ tại sao ĐCSTQ lại muốn đàn áp Pháp Luân Công, cũng như không rõ vấn đề cốt lõi mà các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đang đấu tranh chống lại là vấn đề Pháp Luân Công.
Kể từ khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công và các hoạt động của Pháp Luân Công địa phương ở Nga đã bị chính quyền Nga đàn áp dựa trên mối quan hệ Trung-Nga và sự lừa dối của nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga.
Điều tồi tệ hơn nữa là chính quyền Nga còn hỗ trợ ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ không chỉ ngăn cản các học viên Pháp Luân Công biểu tình khi lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đến thăm Nga, mà còn trục xuất các học viên này.
Vào tháng 6 năm 2002, trong chuyến thăm Nga của Giang Trạch Dân, hai học viên Pháp Luân Công mang hộ chiếu Úc và New Zealand đã bị Lãnh sự quán Nga ở Sydney từ chối cấp thị thực vì tên của họ nằm trong danh sách đen. Các học viên đó được thông báo rằng: “Bởi vì bạn là học viên Pháp Luân Công nên ĐCSTQ đã yêu cầu chúng tôi từ chối cho bạn nhập cảnh”.
Vào tháng 3 năm 2007, học viên Pháp Luân Công Mã Huệ (馬慧) và cô con gái 8 tuổi Mã Tinh (馬晶), người được hưởng quy chế tị nạn của Liên Hợp Quốc, đã bị chính quyền Nga bí mật trục xuất về Trung Quốc. Nhà bình luận Chu Hiểu Huy cho hay, vụ việc này đã gây ra sự lên án mạnh mẽ và thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng quốc tế, giới truyền thông Nga và người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội.
Vào tháng 5, chính quyền Nga đã bí mật bắt cóc học viên Pháp Luân Công – giáo sư Cao Xuân Mãn (高春滿), một người tị nạn theo quy chế của Liên hợp quốc, rồi một lần nữa trục xuất ông về Trung Quốc. Giám đốc Cơ quan Di cư Liên bang Nga nói rằng: “Lệnh trục xuất đến từ cấp cao nhất và tôi chỉ là người thi hành”.
Theo các nguồn tin, sau khi giáo sư Cao bị bắt cóc, cảnh sát Nga đã thẩm vấn ông về các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc khác ở Nga. Theo phán đoán của giáo sư Cao, các quan chức cấp cao của chính phủ Nga hợp tác với ĐCSTQ bằng cách cho hồi hương các học viên Trung Quốc ở Nga. Trung Nam Hải đã không công khai bắt giữ và giám sát các học viên Pháp Luân Công hồi hương nhằm đánh lừa giới truyền thông và xã hội phương Tây, cũng như che đậy cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, vào thời điểm đó, không phải ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, chính tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã chủ trương thông đồng với các quan chức hàng đầu của Nga thực hiện kế hoạch này, và yêu cầu chính quyền Nga đàn áp nghiêm khắc các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công ở địa phương.
Không chỉ vậy, vào năm 2011, chính quyền Nga đã cấm cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, theo ông Chu Hiểu Huy, vào năm 2012, khi Vương Lập Quân (王立軍), cựu giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, đào tẩu sang Lãnh sự quán Hoa Kỳ và Bạc Hy Lai bị bắt, trò chơi cấp cao của ĐCSTQ càng trở nên khốc liệt. Phe Giang – Chu đã mất quyền lực. Chính quyền Nga đã điều chỉnh chính sách của họ cho phù hợp với những thay đổi nội bộ của ĐCSTQ.
Vào ngày 27 tháng 5 cùng năm (2012), các học viên Pháp Luân Công người Nga đã được đơn vị cảnh sát đặc nhiệm cấp cao địa phương mời tham gia một lễ kỷ niệm quy mô lớn được tổ chức tại Quảng trường Đỏ ở Matxcova với khoảng 100.000 người.
Đội trống lưng và đội múa lân của các học viên Pháp Luân Công đã biểu diễn không ngừng nghỉ quanh Quảng trường Đỏ trong bốn giờ. Ngoài ra, một số học viên còn biểu diễn năm bài công pháp, trong khi những người khác gấp hoa sen giấy và tặng cho những người xem xung quanh.
Mở đầu màn trình diễn, người dẫn chương trình trong trang phục cảnh sát giới thiệu: “Người đầu tiên biểu diễn là học viên Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại và đầy quyền năng”. Các học viên Pháp Luân Công tham gia sự kiện cũng cho biết: “Đây là một trải nghiệm chưa từng có”.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, rõ ràng sự sắp xếp này phải có chủ ý, và nó dường như ám chỉ chiều hướng tình hình chính trị của ĐCSTQ.
Ông Tập Cận Bình, người từng thốt lên rằng, quyết tâm truy quét, tiến thẳng vào sào huyệt của địch, đã thu phục được nhiều quan chức cấp cao của phe Giang thông qua việc chống tham nhũng. Tuy nhiên, để duy trì quyền lực của mình, cuối cùng ông Tập đã chọn cách thỏa hiệp với phe Giang. Chính vì vậy nên nhà bình luận Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng, ông Tập phải gánh chịu làm vật tế thần cho 2 sự kiện đó là “cuộc đàn áp ngày 4 tháng 6 năm 1989” hay còn gọi là Vụ thảm sát Thiên An Môn, và “Cuộc bức hại Pháp Luân Công”.
Sau khi ông Tập phá vỡ nội quy của đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20, và tái đắc cử lần thứ ba, ông tiếp tục chạy theo “con đường cũ và ác” để giành quyền lực trong tay, không cho phép ai bất đồng chính kiến.
Những người theo chân ông Tập, Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng (王小洪) và Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trần Nhất Tân (陳一新) tiếp tục chính sách đàn áp Pháp Luân Công của thời Giang. Họ vẫn bắt giữ và kết án trái phép các học viên Pháp Luân Công, tấn công các trang web do các học viên Pháp Luân Công thành lập, can thiệp vào các buổi biểu diễn quốc tế của Đoàn nghệ thuật Thần Vận, v.v.
Ông Chu Hiểu Huy nhận định, thái độ của ĐCSTQ cũng thu hút sự chú ý của chính quyền Nga, những người rất cần sự hỗ trợ đầy đủ hơn nữa từ Bắc Kinh, sau khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina.
Dưới sự chỉ đạo của các cơ quan liên quan của ĐCSTQ, chính quyền Nga đã có những hành động làm hài lòng Bắc Kinh. Ví dụ, vào tháng 11 năm 2023, cảnh sát Nga và các cơ quan chống chủ nghĩa cực đoan đã khám xét nơi ở của các học viên Pháp Luân Công ở Matxcova, St. Petersburg, và Irkutsk.
Nhà bình luận Chu Hiểu Huy cho hay, giờ đây, ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nga Putin, chính quyền Nga lại bất ngờ ập vào nơi ở của các học viên Pháp Luân Công và bắt giữ họ với mục đích trực tiếp là thể hiện thiện chí với Bắc Kinh theo chỉ đạo của ĐCSTQ hoặc hợp tác với việc “duy trì ổn định” hiện tại của ĐCSTQ.
Có lẽ mục đích khác là để nói với ông Tập Cận Bình, người sắp thăm châu Âu, rằng những gì các nước châu Âu không thể làm để “bịt miệng” Pháp Luân Công thì Matxcova có thể làm được, để chứng minh ai mới là đồng minh thực sự.
Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, cách làm này của ĐCSTQ và chính quyền Nga rõ ràng là đi ngược lại xu thế lịch sử và đứng về phía sai trái.