Một cơ quan cố vấn của Mỹ đưa tin, Bắc Kinh có kế hoạch kiểm soát Kim Môn trong vòng sáu tháng.

Trong dịp Tết Trung Thu năm nay, Biển Đông lại ồn ào sau khi tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tiến vào vùng biển Kim Môn vào ngày 13/9.

Ngày 14/9, thêm bốn tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp cận vùng biển hạn chế. Cùng lúc đó, một cơ quan cố vấn của Mỹ đưa tin, Bắc Kinh có kế hoạch kiểm soát Kim Môn trong vòng sáu tháng.

Liệu Trung Nam Hải có thực sự dám dùng vũ lực? Có thông tin cho rằng ông Tập Cận Bình gần đây đã tăng cường thanh trừng quân đội, trong hai ngày qua nhiều quan chức quân đội quan trọng được cho là đã bị bí mật bắt giữ.

Bốn tàu của Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển Kim Môn của Đài Loan. Khi bị phát hiện, các tàu Trung Quốc đã bị xua đuổi, theo Thông tấn xã Trung ương (CNA) của Đài Loan.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan cho biết đây là lần thứ hai trong tháng 9 một đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc vượt biên giới. 

Đài Loan cho biết, Hải cảnh Trung Quốc cố tình chọn thời điểm Tết Trung thu, và đã tiến vào vùng biển quần đảo Kim Môn của Đài Loan tổng cộng 40 lần trong năm nay. 

Lực lượng tuần tra bờ biển nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ chủ quyền không thay đổi, tiếp tục duy trì nguyên tắc không khiêu khích, không xung đột, không né tránh, không thể hiện sự yếu đuối, kiên định và duy trì an ninh, trật tự hàng hải.

Chính quyền Trung Quốc cũng có thể đang lên kế hoạch sử dụng Cảnh sát biển để mở rộng việc thực thi pháp luật, nhằm kiểm soát hoàn toàn Kim Môn trong vòng ít nhất sáu tháng, và cô lập khu vực này khỏi đảo chính Đài Loan, theo Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ.

Viện cho biết, đáp trả việc ông Lại Thanh Đức đắc cử và nhậm chức Tổng thống Đài Loan, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một loạt hành động trừng phạt đối với Đài Loan, bao gồm cả việc phủ nhận quyền tài phán của Đài Bắc đối với vùng biển Kim Môn này. 

Có suy đoán rằng, Bắc Kinh có khả năng sẽ sử dụng Lực lượng Hải cảnh để thiết lập một “khu vực cách ly” xung quanh Kim Môn, nhằm giám sát tất cả các tàu Đài Loan đến hòn đảo này, tịch thu hàng hoá như vũ khí, hoặc bắt giữ những người bị gọi là “những kẻ ly khai”.

Lâm Dĩnh Hựu (林颖佑), trợ lý giáo sư tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Đạm Giang của Đài Loan, cho biết: Lưu ý rằng sẽ không chỉ có quân đội, mà còn có cả lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc các phương thức chiến tranh hợp pháp khác được huy động, khiến các đảo xa xôi không thể liên lạc với đảo chính của Đài Loan.

Sau đó cùng lúc, Bắc Kinh sẽ điều thêm nhiều người hơn nữa. Chính sách ưu tiên là để đạt được hiệu quả thống nhất mặt trận và chia cắt Kim Môn với đảo chính Đài Loan.