Lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei đã lên án cuộc tấn công của Israel, và hứa “sức mạnh kháng cự” của người Hồi giáo sẽ quyết định tương lai của khu vực này. Nói xong câu đó, ông Khamenei liền đi vào một hầm trú ẩn sâu hơn hầm của Nasrallah. Dù sao, những ai bị Israel nhắm tới, chỉ cần ở bên ngoài thêm một giây thôi cũng rất nguy hiểm. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu “sức mạnh kháng cự” mà ông Khamenei nói đến ở Trung Đông có thực sự đoàn kết lại chống lại Israel không?.
Tuần vừa qua, lãnh đạo tối cao của Hezbollah, Hassan Nasrallah, đã bị Israel tiêu diệt tại hầm trú ẩn của Hezbollah.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự người Hoa có tài khoản tên “Lão Ngư bàn chuyện xưa” (老鱼讲古) đã có bài bình luận giải thích vì sao một số người Hồi giáo lại vui mừng vì điều này. Chuyên gia trích dẫn thông tin cho biết: Israel đã phóng tổng cộng 83 quả bom xuyên đất vào hầm trú ẩn nơi ông Nasrallah ẩn náu để bảo đảm tiêu diệt ông, mỗi quả bom nặng tới một tấn.
Thực sự, đây là một đợt tấn công mạnh mẽ mà quân đội Israel đã huy động, không chỉ là những quả bom nổ, mà chỉ riêng 83 tấn sức nặng rơi xuống cũng đủ khiến người bình thường không chịu nổi.
Do đó, ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra, quân đội Israel đã tuyên bố ngay lập tức rằng: Nasrallah đã chết.
Sau đó, các nhân viên đã phát hiện ra thi thể của Nasrallah cùng với một số trang sức ông đeo, cái chết của ông đã được xác nhận.
Tin tức về cái chết của Nasrallah đã được công bố, Liên Hợp Quốc, như mọi khi, đã bày tỏ sự chấn động, nhưng họ không lên án Israel.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có ý kiến riêng về sự việc này.
Ông Biden cho biết: “Hassan Nasrallah và tổ chức khủng bố Hezbollah mà ông ta lãnh đạo đã giết hại hàng trăm công dân Mỹ trong suốt 40 năm thống trị khủng bố. Ông ta đã chết trong cuộc không kích của Israel, đây là sự công bằng cho nhiều nạn nhân của ông, bao gồm hàng nghìn công dân Mỹ, Israel và thường dân Li-Băng”.
Ông Biden gần như đã nói rằng ông Nasrallah đáng phải chịu hậu quả như vậy.
Theo tác giả, về cái chết của Nasrallah, người buồn nhất chính là Iran. Dù sao thì Hezbollah cũng là tổ chức mà họ đã mất hàng chục năm và chi hàng trăm tỷ đô la để nuôi dưỡng, nhưng chỉ trong một tuần đã bị Israel đánh bại.
Lãnh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei, đã lên án cuộc tấn công của Israel, nhưng khác với trước đây, lần này ông Khamenei không nhắc đến việc trả thù Israel, mà nói rằng Israel sẽ không đạt được chiến thắng cuối cùng, vì “sức mạnh kháng cự” của người Hồi giáo sẽ quyết định tương lai của khu vực này.
Nói xong câu đó, ông Khamenei đã nhanh chóng rời đi vào một hầm trú ẩn sâu hơn hầm của Nasrallah. Dù sao, những ai bị Israel nhắm tới, chỉ cần ở bên ngoài thêm một giây thôi cũng rất nguy hiểm.
Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu “sức mạnh kháng cự” mà ông Khamenei nói đến ở Trung Đông có thực sự đoàn kết lại chống lại Israel không?
Theo tác giả “Lão Ngư bàn chuyện xưa”, sau khi tin tức về cái chết của Nasrallah được công bố, người dân Li-Băng, Jordan, Syria… thậm chí cả người Iran đều ca hát, nhảy múa, gõ trống, bắn pháo và ăn mừng, niềm vui hạnh phúc chẳng khác gì ngày Tết.
Vấn đề lại xuất hiện: Dù sao mọi người cũng đều là anh em Hồi giáo, tại sao khi lãnh đạo của Hezbollah chết lại có nhiều người Hồi giáo vui mừng như vậy?
Điều này cần phải quay ngược lại lịch sử của Hezbollah.
Năm 1967, sau khi cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba kết thúc, Israel đã giành chiến thắng lớn. Thời điểm đó, Arafat dẫn dắt các anh em của Tổ chức Giải phóng Palestine chạy vào Jordan.
Sau khi đến Jordan, nhóm này nảy ra ý tưởng lật đổ vua Jordan để tự làm lãnh đạo, nhưng cuối cùng đã bị Jordan đuổi đi.
Sau đó, Arafat đến Li-Băng, nơi ông tiếp tục xây dựng một vương quốc độc lập và lấy miền Nam Li-Băng làm căn cứ để tấn công Israel.
Mối quan hệ giữa Tổ chức Giải phóng Palestine do ông Arafat lãnh đạo và cộng đồng Kitô giáo chiếm đa số tại Li-Băng cũng rất căng thẳng. Năm 1975, Tổ chức Giải phóng Palestine đã tấn công các nhà thờ Kitô giáo địa phương, sau đó, nhóm Lực lượng Vũ trang Li-Băng cũng đã tấn công xe buýt của người Palestine.
Kết quả là, nội chiến Li-Băng bùng nổ.
Cuộc chiến này kéo dài 15 năm, biến Beirut, thành phố từng được gọi là “tiểu Paris của Trung Đông”, trở nên tan hoang.
Năm 1982, vào thời điểm nội chiến Li-Băng đang ở giai đoạn ác liệt nhất, Hezbollah được thành lập.
Mục tiêu của Hezbollah khi thành lập là đuổi Israel ra khỏi Li-Băng và Palestine, nhưng thực chất, mục đích chính là Iran muốn đặt một quân cờ ngay trước cửa nhà Israel, giúp thực hiện chiến lược của mình tại Trung Đông.
Nếu nói về trình độ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố, thì Hezbollah có thể nói là đã đạt đến đỉnh cao ngay từ khi mới ra đời.
Năm 1983, tức là năm thứ hai sau khi Hezbollah được thành lập, họ đã sử dụng xe tải chứa bom tự sát để tấn công đại sứ quán Mỹ tại Beirut, gây ra cái chết của 83 người.
Cùng năm đó, Hezbollah lại thực hiện một cuộc tấn công bom tự sát vào doanh trại của lính thủy đánh bộ Mỹ và Pháp tại Beirut, làm 299 người thiệt mạng.
Năm 1984: Hezbollah đã tiến hành một cuộc tấn công bom vào một nhà hàng gần căn cứ không quân Mỹ tại Tây Ban Nha, khiến 18 người chết.
Năm 1984: Đại sứ quán Mỹ tại Beirut lại bị Hezbollah tấn công bằng bom xe, làm 24 người thiệt mạng.
Hezbollah đã nhiều lần tấn công Israel, gây ra cái chết cho hàng chục người, và vào năm 2006, họ cũng đã bùng nổ một cuộc chiến với Israel.
Ngoài việc nhắm vào Israel và phương Tây, Hezbollah cũng đã nhiều lần gây ra các vụ nổ và bắt cóc con tin tại các nước Hồi giáo Sunni như Ả Rập Xê Út, Cô-oét. Họ thậm chí còn thực hiện một vụ nổ tự sát tại thủ đô Argentina, làm 85 người chết.
Sau khi nội chiến Li-Băng kết thúc, các bên tham chiến từng đạt được thỏa thuận, đều hạ vũ khí và vào quốc hội, nhằm đạt được mục tiêu chính trị một cách hòa bình.
Nhưng khi mọi người đều hạ vũ khí, Hezbollah lại không chịu, họ nói rằng lý tưởng vĩ đại là tiêu diệt Israel của họ vẫn chưa thực hiện được, nên việc hạ vũ khí là không thể.
Như thủ lĩnh Khamenei đã nói, họ muốn trở thành cái gọi là “tổ chức kháng chiến”.
Vấn đề là, Hezbollah và các tổ chức kháng chiến như Hamas đã thành lập trong nhiều năm, nhưng không thấy họ làm được mấy việc tốt, trong khi những hành động giết người, phóng hỏa thì không hề ít.
Nếu Hezbollah chỉ tấn công Mỹ và Israel cũng không sao, nhưng kể từ khi họ được thành lập, họ đã giết hại hàng triệu người Syria trong và sau nội chiến, buộc 9 triệu người Kitô giáo, Hồi giáo và Druze (những người theo thuyết nhất thần) ở Trung Đông phải rời bỏ quê hương.
Họ đã thảm sát người Kurd, hỗ trợ Houthi tấn công Ả Rập Xê Út, ủng hộ các phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công Ba-ranh, và giết hại những đứa trẻ và phụ nữ vô tội ở Iraq.
Đây không phải là một tổ chức kháng chiến, mà là một nhóm sát nhân không tha cho cả những người đồng hương của mình!
So với đó, trong nội bộ Israel có 20% dân số là người Ả Rập, những người này được hưởng các phúc lợi giống như người Do Thái, và họ còn có thể tham gia vào quốc hội để tham gia chính trị.
Ai là người văn minh, ai là người man rợ? Ai mang lại hòa bình, ai mang lại thảm họa? Điều này đã trở nên rõ ràng.
Vì vậy, sau cái chết của Nasrallah, tại sao vẫn có nhiều người Hồi giáo ở Trung Đông ăn mừng? Điều này cũng dễ hiểu.
Tình hình Trung Đông thực sự quá phức tạp, không thể chỉ một bài viết là có thể giải thích rõ ràng.
Thực tế là, trong những năm gần đây, các quốc gia Hồi giáo Sunni như Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã bắt đầu tiến trình hòa giải và thậm chí thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, ánh sáng của hòa bình lâu dài ở Trung Đông đã bắt đầu xuất hiện.
Nhưng ngay lúc này, Hamas và Hezbollah được Iran ủng hộ lại nhảy vào gây rối.
Thực tế, Iran, một quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo Shiite, từng là quốc gia có hy vọng hiện đại hóa nhất ở Trung Đông, nhưng cuộc cách mạng Hồi giáo do Khamenei lãnh đạo đã thay đổi mọi thứ.
Khi Iran nhanh chóng lùi bước, họ không chỉ mâu thuẫn với phương Tây mà còn làm sâu sắc thêm xung đột với các quốc gia Hồi giáo Sunni.
Khamenei và những người khác, để duy trì chế độ thần quyền và chuyển hướng mâu thuẫn nội bộ, cần phải tạo ra kẻ thù bên ngoài, và họ đã ủng hộ Hamas, Hezbollah và các lực lượng Houthi để gây rối với Israel.
Chế độ thần quyền Iran đã trở thành kẻ gây rối lớn nhất ảnh hưởng đến hòa bình ở Trung Đông.
Do đó, dù Nasrallah đã chết, Iran vẫn sẽ ủng hộ các tổ chức mới tiếp tục gây rối với Israel. Dù sao, khủng bố, dưới sự tuyên truyền của họ, đã trở thành công cuộc kháng chiến và hoạt động từ thiện, cũng là một hình thức kiếm tiền cho một số người.
Tin tức mới nhất cho biết: Lãnh đạo mới của Hezbollah, người em họ của Nasrallah là Hashim, cũng đã bị Israel tiêu diệt.
Có vẻ như vị trí lãnh đạo Hezbollah đã trở thành một công việc nguy hiểm, sắp tới có thể không ai dám đảm nhận nữa.
Điều này cho thấy, Iran muốn tiếp tục sử dụng các đại diện để gây rối với Israel cũng ngày càng khó khăn hơn.
Tiếp theo, Iran sẽ tiếp tục ủng hộ các đại diện mới hoặc tự mình tham gia, chúng ta chỉ có thể chờ xem.