Chào mừng quý vị đến với Trăm năm chân tướng!

Vào tháng 9 năm 2024, tạp chí “Cầu thị”, một ấn phẩm của Trung ương ĐCSTQ, đã đăng một bài viết của Tập Cận Bình, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ. Bài báo nói rằng, nền giáo dục của ĐCSTQ không được bồi dưỡng “những kẻ phá hoại và đào mộ chủ nghĩa xã hội”.

Tuy nhiên, một vụ án gần đây xảy ra ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đã khiến người dân thấy được sự vô pháp vô thiên của các quan chức ĐCSTQ và sự vô tình tàn nhẫn của họ đối với người dân Trung Quốc. Họ có phải là những kẻ phá hoại và đào mộ của ĐCSTQ mà Tập đang lo lắng? Trong tập này chúng ta sẽ nói về vụ án này.

Người tố cáo quan tham tiền tỷ lại bị kết án

Quách Hoằng, cựu cán bộ của Cục Tín phóng (cơ quan giải quyết khiếu nại của công dân) thành phố Thẩm Dương, đã tố cáo Trần Quốc Cường, cựu cục trưởng Cục Tín Phóng thành phố Thẩm Dương, bí mật mở tài khoản ngân hàng riêng, và cất riêng hơn 100 triệu nhân dân tệ trong quỹ duy ổn. Báo cáo này là đúng pháp luật và đúng sự thật.

Nhưng ngày 12/9/2024, người tố giác Quách Hoằng lại bị đưa ra tòa với tư cách nghi phạm hình sự.

Theo một người trong cuộc được The Epoch Times phỏng vấn, tại tòa, công tố viên đã công bố sáu tài khoản do Trần Quốc Cường mở riêng. Ví dụ: ngân hàng công thương nào gửi 60 triệu, ngân hàng nào gửi 100 triệu, v.v., tổng cộng là 6 tài khoản, và số tài khoản cũng được công bố. Nghĩa là Trần Quốc Cường đã bị điều tra có vấn đề, và đã bị xử lý. Trần bị cảnh cáo trong nội bộ đảng, và bị giáng chức về mặt hành chính.

Những người trong cuộc kể rằng, luật sư đã tranh luận gay gắt và nói: “Chúng tôi đều là những người có tri thức có văn hóa, hiện tại tôi hỏi các vị: 6 cái tài khoản mà Trần Quốc Cường mở riêng, hãy làm phép tính cộng từng cái một: Chúng chẳng phải lớn hơn 100 triệu sao? Những gì Quách Hoằng báo cáo chẳng phải là sự thực sao? Ông ấy chẳng phải không hề cung cấp thông tin hư giả sao? Quan tòa không có câu trả lời. Vì những gì Quách Hoằng báo cáo là sự thật, tại sao Quách Hồng lại bị bắt? Quan tòa cũng không có câu trả lời.”

Tại tòa, Quách Hoằng, người tốt nghiệp thạc sĩ luật, sử dụng các chương tiết và điều mục của luật liên quan, lần lượt bác bỏ cái gọi là bằng chứng do công tố viên cung cấp.

Tuy nhiên, cuối cùng công tố viên vẫn đề nghị tòa tuyên phạt Quách Hồng mức án dưới 5 năm tù.

Theo Điều 41 của Hiến pháp, việc báo cáo những hành vi vi pháp loạn kỷ của nhân viên công chức nhà nước theo quy định của pháp luật là quyền lợi công dân. Quách Hoằng báo cáo vấn đề Trần Quốc Cường vi kỷ vi pháp nghiêm trọng theo quy định của pháp luật để bảo vệ sự công bằng và chính nghĩa xã hội, và báo cáo đúng sự thật, đó là một đại hảo sự.

Vậy thì tại sao Cục Công an lại bắt ông? Tại sao văn phòng công tố lại truy tố ông? Tại sao tòa án lại xét xử ông? Tại sao công tố viên đề nghị tòa tuyên án ông dưới 5 năm tù?

Hơn 4800 lần báo cáo không hồi âm

Quách Hoằng là cựu cán bộ của Cục Tín phóng Thẩm Dương, bắt đầu báo cáo hành vi tham nhũng của Trần Quốc Cường vào năm 2014. Sau khi báo cáo sự việc, vào ngày 17 tháng 12 năm 2015, ông bị Cục Công an Thẩm Dương bắt giữ bất ngờ và phi pháp, còn bị tra tấn khốc hình. Quách Hoằng kể với phóng viên Epoch Times phỏng vấn ông qua điện thoại:

Sau khi bị bắt, “(Cảnh sát) đã ngay lập tức cùm tôi, còng tay và nhốt tôi dưới tầng hầm suốt 48 giờ. Lúc đó không có bất kỳ thủ tục gì cả.”

“Họ đối xử với tôi bằng nghiêm hình độc thủ, đánh tôi đến thủng màng xương tai trái, một vết thương dài 8 cm trên đầu, đứt dây thần kinh tay, rách và gãy vòng cơ ở cột sống cổ và thắt lưng, các khớp toàn thân đều bị thương, xuất huyết răng, tổn thương huyết quản cột sống cổ.”

Tại sao Cục Công an Thẩm Dương bắt giữ trái phép Quách Hoằng? Ai đã ra lệnh? Và ai đã ra lệnh tra tấn? Tại sao lại dùng đến tra tấn?

Trên thực tế, Cục Công an Thẩm Dương đã hủy bỏ vụ án một tháng sau khi bắt giữ Quách Hoằng. Vì Quách Hoằng kiên trì khẳng định việc mình khai báo tội phạm theo quy định của pháp luật là vô tội, cũng từ chối nhận tội ngay cả khi bị tra tấn bức cung. Cảnh sát không tìm thấy bằng chứng phạm tội nào, nên phải thả Quách Hoằng.

Trong 8 năm tiếp theo, Quách Hoằng đã phản ánh tình huống lên các sở liên quan của thành phố Thẩm Dương và tỉnh Liêu Ninh, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ủy ban Giám sát Quốc gia và các bộ, ủy ban trung ương khác, bao gồm cả việc liên hệ với các lãnh đạo liên quan, lên tới hơn 4.800 lần, nhưng đều không có kết quả.

Quách Hoằng cho biết, trong suốt 8 năm, ông đã báo cáo vụ việc lên Viện kiểm sát cấp 3 tỉnh Liêu Ninh hàng nghìn lần, nhưng không nhận được phản hồi. Ông cũng đã đến Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhưng tất cả đều không có hồi âm. Email và ID WeChat mà ông dùng để báo cáo với giới truyền thông đã bị chặn, hàng chục hộp thư cũng bị chặn.

Trong 8 năm qua, quan viên các cấp mà ĐCSTQ gọi là “công bộc của nhân dân”, toàn bộ đều mắt mù tai điếc.

Bị bao vây 9 ngày 9 đêm

Ngày 14 tháng 10 năm 2022, Quách Hoằng lái xe đến Bắc Kinh để khám bệnh và thuê luật sư. Khi đến khu vực dịch vụ đường cao tốc ở thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, ông bị bao vây bởi hơn 30 người và hơn 10 phương tiện của Cục Công an Thẩm Dương và Cục Tín Phóng Thẩm Dương, bị tước đoạt tự do cá nhân trong 9 ngày 9 đêm.

Trong khoảng thời gian này, Quách Hoằng đã gọi cảnh sát hơn 40 lần. Sau khi Công an Bàn Cẩm tiếp nhận báo động, họ lấy lý do “không có thẩm quyền” để không xử lý hành vi phạm tội tại hiện trường.

Ngày 23 tháng 10, Quách Hoằng gần như gục ngã, không còn cách nào khác là phải vượt qua các phương tiện đang bị bao vây để trốn thoát.

Vào ngày 24 tháng 10, Quách Hoằng bị giam giữ hình sự bởi phân cục Vu Hồng của Cục Công an Thẩm Dương với tội danh “cố ý hủy hoại tài sản”.

Quách Hoằng đến Bắc Kinh khám bệnh, thuê luật sư. Đây là quyền và lợi ích hợp pháp của ông với tư cách là một công dân hợp pháp. Tại sao Cục Công an Thẩm Dương và Cục Tín phóng Thẩm Dương lại bố trí hơn 30 người và hơn chục phương tiện để vây bắt ông? Ai đã ra lệnh? Tại sao quyền tự do cá nhân của ông lại bị tước đoạt phi pháp suốt 9 ngày 9 đêm?

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự, việc giam giữ phi pháp đã cấu thành tội phạm. Cục Công an Thẩm Dương và Cục Tín phóng Thẩm Dương đã biết pháp mà phạm pháp, chấp pháp mà phạm pháp, nghiêm trọng xâm hại quyền tự do nhân thân của công dân.

Sau khi Công an thành phố Bàn Cẩm nhận được tin báo từ Quách Hoằng, tại sao họ không chiểu theo pháp luật mà bảo vệ quyền tự do cá nhân của công dân khỏi bị xâm phạm?

Quách Hoằng bị giam giữ 9 ngày 9 đêm, tính mạng bị đe dọa khi lao ra tự cứu mình. Quách Hoằng đã phạm tội gì?

Theo Luật Tố tụng Hình sự của ĐCSTQ, thời hạn giam giữ nghi phạm tối đa là 37 ngày. Tuy nhiên, Cục Công an Thẩm Dương đã giam giữ Quách Hoằng trong 150 ngày chỉ với một thông báo giam giữ hình sự.

Người xử lý vụ án của Cục Công an Thẩm Dương cho biết, Quách Hoằng phải được giám định tâm thần, thời gian giám định sẽ không tính vào thời hạn xử lý vụ án.

Gác vấn đề sức khỏe tâm thần của Quách Hoằng sang một bên, theo Điều 28 của “Nguyên tắc chung về thủ tục giám định tư pháp”, cơ quan giám định tư pháp phải hoàn thành việc giám định trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày thư ủy thác giám định có hiệu lực. Khi đó, thời gian giám định lâu nhất trong trường hợp này sẽ là 30 ngày, cộng thêm thời hạn giam giữ hình sự là 37 ngày, tổng cộng là 67 ngày.

Hãy lùi lại một bước, ngay cả khi cần phải giám định tâm thần, thì người đó vẫn phải được thả vào ngày giam giữ thứ 67. Tại sao không thả người?

Lời giải thích hợp lý duy nhất là có người cố tình muốn trừng phạt Quách Hoằng, muốn lợi dụng thời gian giam giữ kéo dài để khiến Quách Hoằng trở nên ngu ngốc và điên loạn, hoặc khiến Quách Hoằng phải nhượng bộ, nhận tội và chấp nhận hình phạt;

Tại sao cấp trên không quản?

Tại sao không có ai quản những hành vi vi pháp nghiêm trọng của Cục tín phóng và Cục công an Thẩm Dương nêu trên? Trần Quốc Cường từng là Bí thư cấp chính xứ của Đại hội nhân dân Thẩm Dương, và từng là chủ nhiệm Đại hội nhân dân Thẩm Dương, cũng từng là thường ủy, bí thư, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Thẩm Dương; ông ta cũng từng là phó thư ký Chính quyền Thẩm Dương, phục vụ thị trưởng và phó thị trưởng Thẩm Dương. Những người này có phải là chiếc ô bảo vệ đằng sau Trần Quốc Cường?

Luật sư Lý Ái Quân của Quách Hoằng đã liên lạc với các nhà điều tra công an vô số lần, báo cáo với Viện kiểm sát quận Vu Hồng Thẩm Dương vô số lần, phản ánh với Viện kiểm sát Thẩm Dương nhiều lần,  Sở công an tỉnh Liêu Ninh sáu lần, Viện kiểm sát tỉnh Liêu Ninh hai lần, và báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh hai lần. Tuy nhiên, Cục Công an Thẩm Dương dường như có kim bài miễn tử phòng thân, không những không sửa chữa sai lầm, mà còn tiếp tục báo thù Quách Hoằng.

Quách Hoằng đã gửi cáo trạng tới Bộ Công an thông qua luật sư Lý Ái Quân, yêu cầu lãnh đạo Bộ Công an “giám quản Cục Công an Thẩm Dương ngay lập tức, đình chỉ bức hại Quách Hoằng, thả Quách Hoằng tại ngoại chờ xét xử, hoặc chỉ định một cơ quan công an bên ngoài thành phố Thẩm Dương có thẩm quyền xử lý”.

Đánh giá xét xử vụ án Quách Hoằng tại Tòa án quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương ngày 12/9, lãnh đạo Bộ Công an đã không giám đốc, chấn chỉnh vụ án theo quy định của pháp luật, cũng như không điều tra, xử lý các quan chức vi kỷ vi pháp nghiêm trọng liên quan.

Quách Hoằng nói với một phóng viên của Epoch Times rằng, Cục Tín phóng thành phố Thẩm Dương có một cơ sở duy trì sự ổn định ở Kỳ Bàn Sơn, nơi được sử dụng đặc biệt để giam giữ những người khiếu nại tố cáo được đưa về từ Bắc Kinh. Đã từng có những người bị chết, bị treo cổ và bị bức hại ở đó.

Hành động trả thù Quách Hoằng có liên quan đến việc ai đó cố gắng che đậy vụ tử vong xảy ra tại căn cứ duy trì ổn định Kỳ Bàn Sơn không?

Từ tình huống Quách Hoằng trình báo đúng pháp luật và bị đối xử phi pháp mà xét, vụ án của Quách Hoằng có thể được xếp vào loại án giả oan sai. Trong số đó, hệ thống Công Kiểm Pháp của thành phố Thẩm Dương có trách nhiệm không thể trốn tránh. Trong quá trình này, các quan viên liên quan đã không tuân thủ pháp luật pháp quy liên quan,  cơ quan chấp pháp luật xác thực đã xâm phạm nhân quyền của công dân.

Hành vi của các quan chức cấp trên liên quan, không đứng ra ước thúc, giám quản cấp dưới là sai khác quá xa với giáo dục kỷ luật đảng và khẩu hiệu trị quốc theo pháp luật do ĐCSTQ tuyên dương.

Những kẻ đánh mất lòng tin của nhân dân đang tự đào mồ chôn mình

Trần Quốc Cường, nguyên giám đốc Văn phòng Thư và Cuộc gọi thành phố Thẩm Dương, người bị Quách Hoằng tố cáo, liên quan đến vụ án trị giá hơn 100 triệu nhân dân tệ, chỉ nhận được “cảnh cáo” về kỷ luật đảng và “giáng cấp” về chính vụ. Theo một người biết rõ sự việc, Trần Quốc Cường đã di cư sang Úc.

Một kẻ tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến vụ án trị giá hơn 100 triệu nhân dân tệ chỉ bị trừng phạt nhẹ như vậy. Trần Quốc Cường có nhận được sự bảo hộ đặc biệt từ ông chủ hậu trường không? Có ai đó cố tình để ông ta ra nước ngoài không?

Rốt cuộc, tại sao các quan chức liên quan lại trả thù người tố cáo Trần Quốc Cường? Còn có câu chuyện mờ ám nào đằng sau chuyện này?

Trong khoảng thời gian 8 năm, từ các cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát Cục Công an và Cục Tín phóng thành phố Thẩm Dương, cho đến Ủy ban Giám sát Quốc gia của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trên thực tế đã bao che cho những phần tử tham nhũng hủ bại, và bức hại những người tốt. Những gì họ đã làm đều hoàn toàn trái ngược với “hành sự theo pháp luật, quản lý theo pháp luật, trị quốc theo pháp luật” mà ĐCSTQ rao giảng. Việc họ kéo dài vụ án Quách Hoằng, cũng như hoàn cảnh gian nan trước mắt của Quách Hoằng chỉ có thể khiến Quách Hoằng và gia đình, người thân, bạn bè của Quách Hoằng cũng như tất cả những người có lương tri trong và ngoài nước đồng tình với Quách Hoằng, và không còn ôm chút hy vọng nào nữa đối với ĐCSTQ.

Vậy thì, họ có phải là những người đào mộ ĐCSTQ không?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch