Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều hơn 33 tỷ đô la hàng năm sang Châu Mỹ Latinh so với chiều ngược lại.
Theo Tiến sĩ Anders Corr, Siêu cảng Chancay ở Peru do Bắc Kinh kiểm soát sẽ thúc đẩy động lực đó, vốn từng bị lên án là chủ nghĩa trọng thương: là sự tích lũy của cải của một quốc gia thông qua xuất khẩu ồ ạt kết hợp với thuế quan và các quy định hạn chế nhập khẩu.
Giờ đây, các nhà kinh tế có liên hệ với các tập đoàn xuất khẩu sang Trung Quốc bảo vệ sự tích lũy thương mại của họ như thể đó là đặc quyền riêng.
Chuyên gia Corr cho hay, chủ nghĩa trọng thương hung hăng của chính quyền Trung Quốc là lý do khiến Tổng thống mới đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump lại chú ý đến vấn đề thâm hụt thương mại toàn cầu hàng năm gần 1 nghìn tỷ đô la của Bắc Kinh, và đó là lý do tại sao ông có kế hoạch trả lại cho ĐCSTQ một số loại thuốc độc của chính họ dưới hình thức thuế quan cao—lên tới 60%.
Ông Corr nhận định, những mức thuế quan này, thậm chí có thể tăng cao hơn nữa, sẽ trừng phạt Bắc Kinh và giúp phục hồi ngành sản xuất của Hoa Kỳ.
Ông Corr cho hay, tuy nhiên, chúng sẽ không ngăn cản Bắc Kinh chuyển hướng thương mại và gia tăng sức mạnh của mình ở nơi khác.
Câu trả lời của Bắc Kinh cho các mức thuế quan, một phần, sẽ là chuyển hướng xuất khẩu trước đây tới Hoa Kỳ sang Mỹ Latinh và các khu vực khác của nam bán cầu, bao gồm Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.
Theo ông Corr, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sử dụng ảnh hưởng thương mại với các quốc gia khác, kết hợp với hệ tư tưởng chống Hoa Kỳ, để cố gắng định hướng lại thế giới khỏi Washington và hướng về Bắc Kinh, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt ngoại giao.
Đó là bản chất của cuộc xung đột địa chính trị mà Bắc Kinh quyết định theo đuổi chống lại Washington.
Nhà nghiên cứu Corr cho hay, chỉ cần nhìn vào những gì Chính quyền TQ đã làm với những nơi như Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Biển Đông thì có thể biết manh mối về những gì họ sẽ làm với phần còn lại của thế giới nếu có cơ hội.
Ông Corr cho rằng, siêu cảng Chancay của Peru, là biểu tượng của sự thay đổi này theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Đây sẽ là lần đầu tiên và theo hợp đồng với Peru—Bắc Kinh có quyền kiểm soát gần như toàn bộ những gì ra vào cảng, bao gồm cả từ bên ngoài Peru.
Đây là điều chưa từng có đối với một cảng do chính quyền Trung Quốc xây dựng trên thế giới.
Việc Lima từ bỏ các quyền này được cho là một sai lầm và sau đó dự án đã bị phản đối. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thay đổi hợp đồng và đe dọa sẽ gây ra hậu quả đủ lớn để khiến Peru phải lùi bước.
Theo chuyên gia Corr, cảng Chancay cũng giống như cảng Hồng Kông của Vương quốc Anh trong hơn 150 năm—một cửa ngõ thương mại sinh lợi và có chủ quyền đến toàn bộ một lục địa.
Việc Chính quyền Trung Quốc lên án “chủ nghĩa đế quốc” của Anh hoặc Mỹ là đạo đức giả và ích kỷ. Bắc Kinh chỉ chống lại chủ nghĩa đế quốc của người khác, chứ không phải của chính mình.
Trong khi đó, Trung Nam Hải cũng đang sách nhiễu Hải quân Hoa Kỳ và các đối tác của Washington ở những nơi như Biển Đông và Eo biển Đài Loan, cả hai nơi này đều được luật pháp quốc tế cho phép đi qua.
Nhà nghiên cứu Corr chỉ ra rằng, nếu Bắc Kinh làm phức tạp hoạt động vận chuyển của Hoa Kỳ và các đồng minh ở những nơi đó, thì Hoa Kỳ có rất nhiều cách để đáp trả tương tự bằng cách làm phức tạp hoạt động vận chuyển do Trung Nam Hải kiểm soát đến Mỹ Latinh.
Theo ông Corr, ít nhất là cho đến khi Bắc Kinh rút lui khỏi các yêu sách bất hợp pháp của mình đối với Đài Loan và Biển Đông, Hoa Kỳ có thể dễ dàng áp đặt mức thuế 30 phần trăm đối với hoạt động thương mại của Trung Quốc tại Mỹ Latinh, để giúp các đối tác Biển Đông của Washington, bao gồm Đài Loan và Philippines, tăng chi tiêu quốc phòng.
Nếu các tàu chở hàng khổng lồ của Trung Quốc không trả thuế, Hải quân Hoa Kỳ có thể tịch thu và bán lại chúng với số tiền thu được còn lớn hơn gấp nhiều lần. Đây có thể nói là áp dụng thế trận thuận pháo hoành xa đối trực xa, một tuyệt kỹ bắt xe trong cờ tướng.
Với nợ quốc gia ngày càng tăng của Hoa Kỳ, đây là cách tiếp cận tài chính áp đảo đối với Bắc Kinh mà ông Trump đã thực hiện rất tốt trong quá khứ.
Thuế quan đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump dần dần được áp dụng trên toàn cầu, bao gồm cả châu Âu, những quốc gia này hiện đang áp dụng thuế quan của riêng họ đối với Trung Nam Hải.
Nhà nghiên cứu Anders Corr chỉ ra rằng, các quốc gia như Peru mắc bẫy đánh mất chủ quyền, nên mới mở toang cửa cho Bắc Kinh lợi dụng khai thác.
Vậy nên, nếu không ra đòn ngăn chặn sự bành trướng và thâm nhập của Bắc Kinh, thì không chỉ nền tự do, dân chủ, nhân quyền, luật pháp quốc tế của Hoa Kỳ mà toàn bộ thế giới cũng sẽ bị đe doạ.