Nóng đi lạnh đến, thu thu hoạch, đông tàng trữ. Tiết khí cuối cùng của mùa thu là Sương giáng vừa qua, tiếp theo sẽ là Lập đông.

Lập đông là khởi đầu của mùa đông, là tiết khí thứ 19 trong 24 tiết khí, mặt trời đi đến vị trí 225 độ trên đường Hoàng đạo, hàng năm bắt đầu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 11 Dương lịch. Ngày Đông chí năm 2024 là ngày 7/11.

2024-11-3-203806-0--ss.jpg

“Mùa xuân cày cấy, mùa hạ làm cỏ, mua thu thu hoạch, mùa đông tàng trữ”, đó là những việc lớn trong 1 năm ở xã hội cổ đại. “Tứ Lập” trong 24 tiết khí là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, là những ngày lễ tiết quan trọng. “Chu bễ toán kinh – Quyển hạ” có viết rằng: “Tứ Lập, là bắt đầu của sinh sôi, phát triển, thu hoạch, tàng trữ”. Lập tức khởi đầu kiến tạo, bắt đầu từ đây. Hoàng lịch Trung Quốc coi Tứ Lập là khởi đầu của 4 mùa.

“Nguyệt lệnh 72 hậu tập giải” có viết rằng: “Mùa đông là kết thúc, vạn vật ẩn tàng”. Ý nghĩa là sự hoạt động của vạn vật đi đến dừng nghỉ, động vật tàng ẩn chuẩn bị ngủ đông, nuôi dưỡng tinh nhuệ, chuẩn bị để mùa xuân sang năm bừng bừng sức sống. Cây trồng cũng thu hoạch phơi xong, tàng trữ trong kho. Người nông dân trải qua 1 năm lao động cày cấy vất vả, nhân ngày đông nông nhàn, nghỉ ngơi dưỡng sức, phục hồi nguyên khí.

Cây trồng cũng thu hoạch phơi xong, tàng trữ trong kho. (Tranh Tàng trữ thóc mùa đông của Hoàng Việt đời Thanh – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Đặc sắc Lập đông: Mưa thuốc giết các loài côn trùng

Thời tiết Lập đông rất quan trọng đối với nông dân cổ đại. Khi đó chưa có dự báo thời tiết, các cụ già ở nông thôn căn cứ vào việc quan sát mưa, nắng, hướng gió vào ngày này, đã tổng kết ra “Mùa đông có lạnh hay không, hãy xem ngày Lập đông”.

Rốt cuộc là xem như thế nào? Một số câu tục ngữ lưu truyền đã lâu, qua đó có thể biết được vài phần, như: “Lập đông có mưa, phòng mùa đông giá lạnh; Lập đông không mưa, phòng mùa xuân hạn hán”; “Lập đông tạnh nắng, cả mùa đông băng giá; Lập đông âm u, cả mùa đông ấm áp”; “Lập đông có gió bắc, áo da đắt như vàng; Lập đông có gió nam, áo da treo góc nhà”.

Mưa vào thời gian giữa tiết Lập đông và Tiểu tuyết, có tên gọi đặc biệt là “mưa thuốc” hoặc “mưa dịch”.

“Bản thảo cương mục – Thủy bộ” của Lý Thời Trân đời Minh có ghi chép rằng: “Ngày thứ 10 sau Lập đông là nhập dịch, đến Tiểu tuyết là xuất dịch, có mưa gọi là mưa dịch, cũng gọi là mưa thuốc. Các loài côn trùng uống nước mưa này đều ẩn tàng ngủ đông, đến mùa xuân sấm nổi lên mới xuất hiện”. Lý Thời Trân còn nói rằng, mưa thuốc có thể “giết các loài côn trùng, thích hợp dùng để đun thuốc sát trùng”. Ý nghĩa là các loài côn trùng uống nước mưa này đều ẩn tàng ngủ đông, cho đến mùa xuân năm sau khi có tiếng sấm thì mới xuất hiện, do đó gọi là mưa thuốc, có thể dùng để giết các loài côn trùng hoặc đun thuốc sát trùng”.

Ba dấu hiệu Lập đông

Lập đông là tiết trong tháng 10 Hoàng lịch. Bài thơ “Vịnh 24 khí thi – Lập đông thập nguyệt tiết” của Nguyên Chẩn – thi nhân đời Đường, có viết rằng: “Sương giáng lạnh thân người, băng nhẹ nước sạch đầy. Bóng trăng dần hao mòn, mấy hàng nhạn về Nam. Ruộng đồng đã thu hoạch, áo ấm cũng làm xong. Gà đồng chui xuống nước, hóa ngao sò không khó”. Mấy câu thơ này đã miêu tả chính xác dấu hiệu cảnh vật Lập đông.

Dấu hiệu thứ nhất: Nước bắt đầu thành băng

Dấu hiệu thứ hai: Đất bắt đầu đông kết

Dấu hiệu thứ ba: Gà đông xuống nước thành ngao sò. Sau tiết Lập đông, không nhìn thấy gà đồng nữa, còn bên bờ biển lại xuất hiện ngao sò có hoa văn và màu sắc giống như màu lông gà đồng, do đó người xưa cho rằng, sau Lập đông, gà đồng biến thành ngao sò.

“Vịnh 24 khí thi – Lập đông thập nguyệt tiết” của Nguyên Chẩn, thi nhân đời Đường đã miêu tả chính xác dấu hiệu của Lập đông rằng ““Sương giáng lạnh thân người, băng nhẹ nước sạch đầy”. (Ảnh của học viên Pháp Luân CôngThụy Sĩ)

Tập tục Lập đông

Giao tế nghênh đông

Trong xã hội cổ đại, hoàng đế thực hiện nghi lễ ra ngoại ô đón mùa đông, đồng thời ban thưởng y phục mùa đông cho quần thần, chăm sóc người cô quả.

“Lễ ký – Nguyệt lệnh” có ghi chép rằng: “Ngày Lập đông, Thiên tử đích thân dẫn Tam công, Cửu khanh, các quan đại phu để đón mùa đông ở ngoại thành phía bắc. Khi trở về, ban thưởng cho người chết vì việc công, chăm sóc người cô quả”. “Tế Thần Đất vùng Thần Châu ở ngoại ô phía bắc”.

Ngày Lập đông, Thiên tử dẫn bá quan đến ngoại ô phía bắc đón mùa đông, cúng tế Thần Đất. Sau khi hồi cung, còn chăm sóc vỗ về gia quyến người chết vì việc công, và người cô quả. Ba ngày trước Lập đông, viên quan cai quản lịch pháp cúng tế sẽ báo cáo với hoàng đế ngày Lập đông, hoàng đế bắt đầu tắm gội trai giới. Ngày Lập đông, hoàng đế dẫn Tam công, Cửu khanh đến ngoại ô phía bắc (Bắc giao) để cúng tế nghênh đón mùa đông. Sau khi trở về, còn ban thưởng lớn để vỗ yên xã tắc. Hoàng đế sẽ ban áo da cho bề tôi và gia quyến của họ. Hoàng đế hiền đức còn phát đồ cứu tế cho người dân nghèo, để họ vượt qua mùa đông dễ chịu hơn.

Thiên Đàn là nơi các đế vương Trung Quốc cổ đại tế Trời. Từ khi xây dựng cho đến nay, đã có 23 hoàng đế cử hành 682 đại lễ tế tự ở Thiên Đàn.

Ngày Lập đông, nông dân tế tự vui mừng thu hoạch, một số khu vực có tập tục tế tổ tiên, mở yến tiệc được mùa v.v. Ý nghĩa của Lập đông đối ứng với suy nghĩ của xã hội nhân văn, là mùa cảm tạ ân huệ, tôn kính Trời Đất và tu đức, thương sót sinh mệnh.

Dự trữ rau mùa đông

Ở miền bắc Trung Quốc, khi Lập đồng, trời lạnh nước đóng băng, đã tiến vào thời kỳ rau quả không sinh trưởng. “Đông Kinh mộng hoa lục” có ghi chép rằng, kinh thành thời kỳ Bắc Tống là Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay), trên đến hoàng cung, dưới đến dân gian, đều bắt đầu dự trữ lương thực và rau vào thời gian Lập đông để chuẩn bị sống trong qua mùa đông. Trước ngày Lập đông, trên đường giao thông bận rộn, đầy những ngựa xe, lạc đà chở đầy thực phẩm để sống qua mùa đông, tạo thành quang cảnh tiết Lập đông.

Ăn sủi cảo

Miền bắc Trung Quốc có tập tục Lập đông ăn sủi cảo, vì Cảo và Giao gần âm, do đó có câu nói rằng, lúc giao thời giờ Tý ăn sủi cảo. Mới cũ bàn giao vào giờ Tý, ban đêm vào giờ Tý là giao thời giữa ngày cũ và ngày mới, giờ Tý Lập đông là giao thời giữa mùa thu và mùa đông. Giờ Tý mồng một Tết là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Giao thời giờ Tý ăn sủi cảo, tượng trưng sự khởi đầu mới.

Mùa đông dưỡng tàng giữ gìn thích hợp, tuân theo sự thay đổi của thiên thời điều chỉnh ẩm thực, sinh hoạt, thì có thể bảo dưỡng tinh thần và nguyên khí. (Một phần bức tranh Hàn Giang Thảo Các của Triệu Tả đời Minh – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Lập đông dưỡng sinh

Thuận theo sự biến đổi của quy luật tự nhiên “Xuân sinh sôi, hạ tăng trưởng, thu thu hoạch, đông tàng trữ”, thời tiết Lập đông, tiểu vũ trụ là thân thể người cũng tiến vào trạng thái “dưỡng tàng” mùa đông. Mùa đông dưỡng tàng giữ gìn thích hợp, tuân theo sự thay đổi của thiên thời điều chỉnh ẩm thực, sinh hoạt, thì có thể bảo dưỡng tinh thần và nguyên khí, tránh sự xâm hại của bệnh tà.

Tẩm bổ mùa đông

“Lập đông bổ đông”, “Bổ đông bổ miệng”, “Mùa đông tẩm bổ, sang năm đánh hổ”, người xưa cho rằng, sau Lập đông thì hàn khí nặng, thân thể dễ bị không thoải mái, do đó dân gian có thói quen ẩm thực “Bổ đông”. Lúc Lập đông “tẩm bổ” để bổ sung nguyên khí, chống lại giá lạnh, dưỡng tinh súc nhuệ, chuẩn bị tốt cho sang năm, đồng thời cũng khao thưởng cả nhà đã vất vả cả một năm qua.

Tẩm bổ mùa đông, bổ ôn là thích hợp, có thể lựa chọn thực phẩm ôn nhiệt chế biến món ăn, như: gừng già, tỏi, quế, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu, hồ tiêu, nhục thung dung, hồi, nhãn khô v.v., có hiệu quả làm ấm thân thể và bảo vệ sức khỏe.

Lẩu dê, vịt mái om gừng, gà om dầu vừng, sườn hầm thuốc bắc v.v., là những mon ăn bổ dưỡng mùa đồng thường thấy. Mỗi người có thể chất khác nhau, do đó hãy tư vấn thầy thuốc Đông y để biết thân thể mình là hàn nhiệt hư thực thế nào, thì mới không bị tẩm bổ mù quáng.

Sử dụng các thực phẩm màu đen

“Hoàng Đế nội kinh” có viết rằng: “Phương bắc sinh hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh mặn, mặn sinh thận”. Có thể thấy, thận đối ứng với mùa đông. Trong ngũ hành, mùa đông thuộc hành Thủy, thuộc màu đen, “màu đen đi vào thận”, do đó thực phẩm màu đen thích hợp với dưỡng âm, dưỡng thận mùa đông.

Ví như, gạo nếp cẩm dưỡng âm bổ thận, kiện tỳ dưỡng gan; đỗ đen bổ gan thận, khỏe gân cốt; vừng đen bổ gan dưỡng thận, sáng mắt đen tóc; táo đen (táo tầu đen) bình vị kiện tỳ, bổ thận tăng tủy; mộc nhĩ đen dưỡng âm bổ thận, dưỡng vị bổ thận v.v., đều là những sản phẩm tốt.

Ngoài ra, ngạn ngữ có câu “Lập đông củ cải hơn canh sâm, không phiền thầy thuốc kê đơn thuốc”, vì vậy, sau Lập đông cũng nên ăn nhiều hồng củ cải trắng, xanh, đỏ.

Sau Lập đông cũng nên ăn nhiều hồng củ cải trắng, xanh, đỏ. (Một phần bức tranh Củ Cải Sương Tùng của Kim Đình Tiêu đời Thanh – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Ngủ sớm dậy muộn

“Hoàng Đế nội kinh” có ghi chép rằng: “3 tháng mùa đông, gọi là bế tàng, ngủ sớm dậy muộn, ắt chờ ánh sáng mặt trời”. Thời cổ đại, mọi người tuân theo thói quen sống “mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi”, để thân thể thích ứng với thiên nhiên. Sau Lập đông nên ngủ sớm dậy muộn, sinh hoạt theo thời gian của mặt trời, hơn nữa mỗi khi lao động thì lấy mức độ là để thân thể không mệt mỏi.

Làm việc và nghỉ ngơi như thế này thì người hiện đại khó làm được, nhưng khuyến cáo là hãy cố gắng hết sức đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, có lợi cho việc ẩn tàng dương khí, tích tụ thận tinh.

Nhìn từ ngũ hành tương khắc, đông thủy khắc hỏa, hỏa thuộc tâm, do đó dễ xảy ra các bệnh về tim mạch.

“Hoàng Đế nội kinh” có viết rằng: “Điềm đạm hư vô, chân khí theo về, tinh thần giữ bên trong, bệnh sao có thể vào được?”. Ý nghĩa là: Cố gắng hết sức không để nhọc cái tâm trí và tổn thương tinh thần, không tức giận, để tinh thần thu vào bên trong, không phóng túc truy cầu, an tĩnh tri túc, không lo nghĩ, như thế thì chính khí trong thân thể tự theo đó mà điều hòa, Tinh – Khí – Thần đầy đủ, thì bệnh tật khó mà tiếp cận thân thể được.

Thiện ý bao dung có thể tan băng giá tuyết sương, khiến người ta như tắm trong gió xuân. (Tác phẩm mỹ thuật “Sơn thôn phúc âm” của học viên Pháp Luân Công)

Bao dung và cảm ân

Lập đông mở màn mùa đông. Nước ngưng kết thành băng, gió bắc vù vù, đất lạnh giá, vạn vật thu tàng, tránh giá lạnh. Nhưng vẫn có một sự ấm áp, có thể làm tan băng giá tuyết sương, có thể khiến người ta như tắm trong gió xuân, đó chính là thiện ý và bao dung giữa người với người.

Mùa đông là thời tiết nghỉ ngơi điều dưỡng, dưỡng tinh súc nhuệ, cũng là thời gian nhìn lại mình, làm trong sạch nội tâm, cảm tạ ân huệ của Trời Đất. Người Trung Quốc nói “kính phụng thiên thời, để con người hợp với Trời”. Nguyện chúc các bạn nuôi dưỡng tàng chứa tốt Tinh Khí Thần của mình, chuẩn bị tốt cho mùa xuân tới.

Theo Minh Huệ Net