Chào mừng quý vị đến với Chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên!
Kính thưa quý vị, âm nhạc đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, chi phối cảm xúc của mỗi chúng ta. Âm nhạc có tác dụng chính diện, khoa học đã chứng minh, âm nhạc mỹ diệu thực sự có thể cộng hưởng với mật mã di truyền của chúng ta, tạo hiệu quả chữa lành kỳ diệu. Tuy nhiên, cũng có thể sản sinh tác dụng phụ diện độc hại. Không chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân, âm nhạc còn liên quan tới thịnh suy xã hội, vận mệnh quốc gia. Vì tác động sâu rộng như vậy, việc tìm hiểu xem nên lựa chọn loại nhạc nào lọt vào tai mình là điều cực kỳ quan trọng. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ nói về cách mà âm nhạc ảnh hưởng tinh vi tới nhân loại đã được khoa học phát hiện.
Vào năm 1984, tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản, hai nhà nghiên cứu Hayashi Takeshi và Munekata Nobuo đang cắm đầu vào việc nhập dữ liệu vào máy tính. Thần kinh của họ căng thẳng vì sợ đọc nhầm một chữ cái, vì họ đang nhập chuỗi kiểm cơ nucleotide DNA. Mọi người đều biết rằng mặc dù DNA chỉ có bốn kiểm cơ là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T), nhưng sự sắp xếp và kết hợp khác nhau có thể tạo ra nhiều thông tin di truyền sinh học khác nhau.
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số kém phát triển, các nhà nghiên cứu sinh học chỉ có thể nhập thủ công hàng nghìn dòng dữ liệu trình tự kiểm cơ nucleotide DNA vào máy tính. Công việc này không chỉ nhàm chán vô vị, mà khi đầy mắt chỉ có bốn chữ này, nếu đâu đó xuất hiện sai sót, phải tra thế nào đây? Có biện pháp nào tốt hơn để phát hiện lỗi kịp thời?
Hayashi Takeshi và Munekata Nobuo đột nhiên lóe lên một ý tưởng, nếu máy tính có thể hồi ứng bằng âm thanh khi nhập các kiểm cơ nucleotide, chẳng phải sẽ có thể cảm giác được chữ nào nhập sai? Ngoài ra, nếu chuỗi kiểm cơ này có thể tổ hợp thành một loại giai điệu nào đó, chẳng phải sẽ dễ hiểu và dễ nhớ các đặc tính của kiểm cơ hơn? Cũng giống như nếu mọi người đã quen thuộc với một đoạn ca khúc nào đó, nếu một câu bị lạc nhịp, lập tức có thể phát hiện.
Nói làm là làm, hai nhân viên nghiên cứu sinh học đã nhảy vào đại dương âm nhạc.
Âm nhạc ADN
Mỗi quãng tám trong âm nhạc có bảy thang âm cơ bản là Do, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si. Tuy nhiên, chỉ có bốn kiểm cơ nucleotide DNA. Làm thế nào để phối hợp chúng?
Hayashi Takeshi và Munekata Nobuo nghĩ tới, sở dĩ DNA có thể hình thành kết cấu xoắn ốc kép là do A với T cũng như G với C trong hai chuỗi phối đôi với nhau, vì để khiến quan hệ phối đôi này đối ứng với cùng một nốt, họ chọn bất kể là về khuông nhạc hay mối quan hệ giữa các hiệp hòa âm (thường gắn liền với những cảm xúc như ngọt ngào, thư giãn, vui vẻ, dễ tiếp thụ) và các bất hiệp hòa âm (thường gắn liền với những âm thanh kích tai, khẩn trương), đều đối ứng với Re, Mi, Sol, La.
Trong số hai tổ cặp kiểm cơ nucleotide, sự kết hợp giữa G và C tương đối ổn định, nên chúng được phối với âm trầm Re và Mi phù hợp về mặt cảm giác, còn T và A được phối với Sol và La. Ngoài ra, họ biết rằng những đại phân tử G và A nếu được sắp xếp gần nhau, thì kết cấu của DNA sẽ bị méo lệch, nên họ quyết định để G và A lần lượt đại biểu cho thang âm Re và La, bởi vì nếu liên tục phát ra âm Re và La, sẽ có cảm giác bất ổn định giống như một cú nhảy, khiến người ta có cảm giác tương đồng như khi G và A gần nhau trong DNA.
Bằng cách này, quan hệ đối ứng giữa G và Re, C và Mi, T và Sol, A và La được xác định. Nếu nhìn vào khuông nhạc, chúng ta sẽ phát hiện, bốn thang âm này chỉ liên quan đến hai dòng (1 khuông nhạc có 5 dòng), ba dòng còn lại đều không dùng, nên DNA có thể được biểu hiện bằng “phổ hai dòng”.
Cả hai đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí “Nature” của Anh, cho biết âm nhạc do các đoạn DNA đặc định diễn tấu ra có thể mang lại những cảm thụ khác nhau. Ví dụ, họ đưa trình tự kiểm cơ của loại virus gây bệnh bạch cầu type 2 ở người phối với nhạc phổ, sau đó sử dụng nhạc cụ điện tử diễn tấu để nghe thử, phát hiện khúc nhạc nghe có vẻ bi thương, dường như đang nói về một điều bất hạnh nào đó.
Sau khi bài báo thông tấn của Hayashi Takeshi và Munekata Nobuo được xuất bản, nó đã khơi dậy sự quan tâm rộng rãi trong giới khoa học, rất nhiều nhà nghiên cứu đã thử lập bản đồ các kiểm cơ nucleotide của DNA đối ứng với các thang âm khác nhau. Ví dụ, David Deamer, giáo sư kỹ thuật phân tử sinh vật tại Đại học California, Santa Cruz, đã viết thư cho Hayashi Takeshi và Munekata Nobuo, nói rằng ông đang cố gắng kết hợp T với Mi, G với Sol, A với La, C với Do, phát hiện giai điệu hình thành bởi DNA thu được càng rực rỡ đa sắc, đẹp và quyến rũ hơn. Một trình tự lặp đi lặp lại sẽ tạo ra âm sắc tinh tế vi diệu, tươi sáng thanh tân, gen insulin sẽ biến thành giai điệu “hạnh phúc chuyên cần”. Giáo sư Deamer sau đó đã hợp tác với các nhạc sĩ để thu băng âm thanh “tổ khúc DNA”, thành lập công ty chuyên về âm nhạc DNA. Phải nói rằng, giáo sư Deamer không chỉ có năng lực học thuật mạnh, mà đầu óc kinh doanh cũng rất lợi hại.
Người đưa các kiểm cơ nucleotide DNA và thang âm lên một tầm cao mới là nhà di truyền học người Nhật Susumu Ohno. Bởi vì giữa nội bộ tự thân DNA hoặc với các DNA khác thường xuất hiện tình huống trình tự hoàn toàn tương đồng hoặc rất tương tự, do đó, Ohno cảm thấy “điều này giống như nguyên lý tác khúc lặp lại giai điệu tương đồng hoặc giai điệu tương tự mà tổ thành nhạc chương”. Ví dụ, kết cấu sonata truyền thống bao gồm ba phần tổ thành: phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện. Trong “phần trình bày”, có thể hiển thị chủ đề chính, theo sau là chủ đề phụ có mức độ tương tự nhất định. Trong “phần phát triển”, lấy chủ đề làm cơ sở, các loại giai điệu biến hóa liên tục được trình hiện. Còn tại “phần tái hiện”, hai chủ đề chính và phụ lại lần nữa xuất hiện.
Vì vậy Ohno bắt đầu nghiên cứu âm nhạc DNA, không chỉ tìm kiếm phương thức đối ứng thang âm đẹp nhất giữa các kiểm cơ nucleotide DNA, mà còn tuyển chọn căn cứ theo giai điệu mà tuyển chọn nốt cao, nốt trầm, v.v., thông qua một loạt kỹ xảo để từng chuỗi từng chuỗi đoạn DNA biến thành những nhạc khúc có giai điệu thực sự, triển thị tính âm nhạc cố hữu trong bản thiết kế gen.
Không chỉ vậy, Ohno còn phát huy hết khả năng tư duy ngược hướng của mình, biến một số bản nhạc cổ điển kinh điển thành trình tự DNA. Ví dụ, ông từng lấy nhạc chương thứ ba trong “Hành khúc tang lễ” của Chopin chuyển hóa thành một trình tự DNA, phát hiện nó tương tự một cách đáng ngạc nhiên với trình tự của chuỗi beta thụ thể insulin ở người có hoạt tính phosphorylase.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ có thể khơi dậy cảm xúc, từ lâu đã được coi là có năng lực dẫn phát các phản ứng sinh lý và tâm lý ở mỗi cá thể, có thể khiến con người vui vẻ, bình tĩnh, hưng phấn hoặc thức tỉnh nội tâm, là sự tồn tại siêu việt ngôn ngữ và văn hóa, vì vậy, nếu âm nhạc có thể ảnh hưởng đến tình cảm của chúng ta, nó chẳng phải cũng có thể sản sinh ảnh hưởng thực chất đối với DNA của chúng ta?
Nhiều người có thể đã từng nghe lời khuyên này. Nếu em bé nghe các tác phẩm của các bậc thầy âm nhạc cổ điển như Mozart, Bach, Beethoven, v.v., có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của bé, giúp bé thông minh hơn, thậm chí có trí tuệ cảm xúc cao hơn. Tại sao lại có hiệu quả như vậy? Các nhà nghiên cứu như Susumu Ohno tin rằng, tính tương tự mạnh mẽ giữa DNA và âm nhạc có thể là chìa khóa giải đáp bí ẩn này.
“Nhìn thấy” âm thanh
Nhắc đến nhà phát minh huyền thoại người Mỹ Nikola Tesla, nhiều phát minh của ông đi trước thời đại rất xa, thậm chí người ta còn nghi ngờ ông là người ngoài hành tinh. Nikola Tesla từng nói: “Nếu bạn muốn tìm ra bí mật của vũ trụ, hãy nghĩ đến năng lượng, tần số và rung động.”
Albert Einstein, nhà vật lý thiên tài, người sáng lập ra khoa học hiện đại, cũng đã nói như sau khi đề cập đến vật chất: “Liên quan đến vật chất, chúng ta đều sai. Cái mà chúng ta gọi là vật chất là năng lượng, rung động của nó giảm thấp đến mức độ mà các giác quan có thể cảm tri được. Không có vật chất.”
Kỳ thực, giới khoa học hiện đã nhận thức được, rằng bản chất của vũ trụ chính là năng lượng, vạn sự vạn vật trong vũ trụ, bao gồm cả nhân thể, đều rung động ở tần số riêng có của nó. Rung động và tần số là một loại lực lượng nhìn không thấy, còn âm thanh là sóng âm được sản sinh bởi rung động, và âm nhạc do những âm thanh hài hòa tổ hợp thành cũng là một lực lượng thầm lặng ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, xã hội và thế giới của nhân loại. Cùng với sự phát triển của âm lưu học (Cymatics), mọi người kinh ngạc phát hiện, họ thực sự có thể “nhìn thấy” được chủng năng lượng này.
Vậy âm lưu học Cymatics là gì? Nói một cách đơn giản, đó là một phương thức hình tượng hóa âm thanh bằng cách sử dụng cát, hạt muối hoặc nước làm phương tiện môi giới.
Từ một nghìn năm trước, một số bộ lạc nguyên thủy ở Châu Phi đã rắc cát lên bề mặt trống, gõ trống tạo rung động, sản sinh hoa văn trên mặt trống, từ đó họ tiến hành bói toán. Sau đó, vào năm 1630, nhà vật lý người Ý Galileo Galilei cũng tiến hành một thực nghiệm như vậy, cho thấy âm thanh phát ra khi gõ trống sẽ tạo ra các hoa văn trên bề mặt phủ đầy bột. Loại nghiên cứu này sau đó được tiếp tục phát triển một cách tương đối hệ thống bởi nhà khoa học người Anh Robert Hooke và nhà vật lý người Đức Ernst Chladni. Vì lý do này, Chladni được mệnh danh là cha đẻ của âm lưu học.
Vào thế kỷ 20, bác sĩ và nhà khoa học tự nhiên người Thụy Sĩ Hans Jenny phát minh ra thuật ngữ “âm lưu học”. Năm 2002, kỹ sư âm thanh người Anh John Stuart Reid phát minh ra một kỹ thuật mới có tên CymaScope, đặt nước tinh khiết trực tiếp lên loa được phủ màng cao su. Vì sức căng bề mặt của nước sẵn có tính linh hoạt cao độ, nên nó có thể ghi lại những biến hóa âm thanh chỉ trong vài mili giây, trình hiện nhiều chi tiết hơn.
Vì âm thanh có thể làm cho nước, cát và các vật chất khác tạo ra những hình thù kỳ ảo và đẹp mắt, nên người ta dễ liên tưởng đến, khi nghe âm nhạc, các chất lỏng và vi lạp trong nhân thể, bao gồm cả DNA, cũng sẽ vì thế mà sản sinh rung động. Khi tần số của âm nhạc khớp hoặc gần với tần số của nhân thể, nó thậm chí có thể sản sinh cộng hưởng.
Một số người có thể hỏi, cộng hưởng là gì? Nói đến đây, không thể không kể đến một hiện tượng được nhà khoa học người Hà Lan Christian Huygens phát hiện vào năm 1665. Khi đó, Huygens đem những chiếc đồng hồ quả lắc có tần số tương tự, nhưng chu kỳ bất đồng đặt cạnh nhau trên tường phòng, rồi rời khỏi phòng. Ngày hôm sau, khi trở lại phòng, ông phát hiện, búa của tất cả các đồng hồ quả lắc đều lắc đồng bộ như nhau. Sau đó, nhiều người đã lặp lại thí nghiệm này, có thể nói, lần nào cũng thành công. Sau đó, người ta đúc kết ra nguyên lý cộng hưởng (Entrainment), tức là một vật thể có nhịp dao động mạnh sẽ chiếu xạ lên một vật thể có tần số tương ứng khác, còn vật thể có nhịp dao động yếu sẽ chịu sự kích thích có tính chu kỳ của tần số tương ứng, do đó mà sản sinh rung động cộng hưởng với vật thể có nhịp dao động mạnh hơn.
Nếu tần số cộng hưởng trong âm nhạc có thể tương tác với tần số rung động của DNA thân thể người để tạo ra sự cộng hưởng hài hòa trong tế bào, âm nhạc đó chẳng phải sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta?
Âm nhạc trị bệnh
Trên thực tế, nhiều nhà khoa học hiện đang nghiên cứu khả năng âm nhạc trở thành một công cụ trị liệu cho nhân thể, bước đầu đã có thành quả. Nghiên cứu di truyền biểu quan học Epigenetics phát hiện, âm nhạc thực sự có thể sản sinh ảnh hưởng đối với biểu hiện gen. Nghiên cứu gần đây cho thấy, sóng âm thanh có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tế bào. Ví dụ, các tần số đặc định đã được phát hiện là có tác dụng kích thích hoặc ức chế sự sinh trưởng của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein, thậm chí điều tiết sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Có thể mọi người đã nghe nói về ngành “trị liệu âm thanh” mới nổi, chính là được phát triển dựa trên nghiên cứu này.
Việc sử dụng âm nhạc để trị liệu và phục hồi sức khỏe con người đã tồn tại từ lâu ở nhiều nền văn minh cổ đại. Ví dụ, trong văn hóa truyền thống Á Đông, âm nhạc nguyên ban đầu được tạo ra là để chữa bệnh. Thương Hiệt khi tạo ra chữ Nhạc (樂) là có đề cập đến điển cố này.
Đương thời khi Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu, tiếng trống trận trong quân của Hoàng Đế vang lên rợp trời dậy đất, khiến binh sĩ của Xi Vưu ngã ngất vì choáng váng. Sau khi Hoàng Đế chiến thắng Xi Vưu, vì để cứu sống những binh sĩ này, liền làm ra một vật hình chuông bằng kim loại, hiện tại được gọi là nhạc khí. Thứ này, ở giữa là đồng, hai bên là dây lụa, chơi trên giá gỗ. Binh sĩ của Xi Vưu nghe nhạc liền tỉnh lại. Thương Hiệt khi tạo ra chữ Nhạc (樂), vì trong ngũ hành, kim loại đối ứng với màu trắng, nên ở giữa ông dùng một chữ Bạch (白) để chỉ đồng, chính là nhắc đến chuyện này.
Trong chữ Giáp Cốt không có sự khác biệt giữa chữ Nhạc (樂) và chữ Dược (藥). Mãi về sau, người ta mới phát hiện ra công dụng chữa bệnh của thực vật gốc thảo, nên người ta thêm tiền tố “Thảo” vào Nhạc “樂” và biến nó thành chữ Dược (藥) ngày nay, phân biệt giữa trị liệu âm nhạc và trị liệu thảo dược.
Ở Trung Quốc cổ đại, người ta còn tin rằng âm nhạc ngoài tác dụng chữa bệnh, còn đóng vai trò quan trọng đối với thân tâm, tư tưởng, thậm chí xã hội và quốc gia. Ví dụ, Tôn Tử trong Chương 21 của “Nhạc luận” từng đề cập rằng, âm nhạc có thể thâm nhập tâm linh, cảm hóa nhân tâm. Âm nhạc trung chính bình hòa, dân chúng có thể hòa thuận hợp tác mà không dâm đãng; Âm nhạc trang trọng nghiêm túc, dân chúng có thể đồng tâm đồng đức mà không hỗn loạn. Bằng cách này, binh lực sẽ mạnh mẽ, phòng thủ kiên cố, địch quốc sẽ không dám xâm phạm. Ngược lại, nếu âm nhạc suy đồi thấp kém, thì dân chúng sẽ trở nên dâm đãng lười biếng đê tiện, xã hội sẽ đầy rẫy sự hỗn loạn, tranh đoạt, binh lực suy nhược, thành trì phòng thủ lỏng lẻo, địch quốc sẽ xâm phạm. Vì vậy, khi lễ nhạc bị bỏ rơi, âm nhạc suy đồi hưng khởi, thì đây là căn nguyên gây suy yếu, vũ nhục quốc gia. Vì vậy, các thánh vương cổ đại đều coi trọng lễ nhạc, khinh rẻ âm nhạc suy đồi.
Nói đến đây, không khỏi liên tưởng đến một số bài báo về nhạc pop Mỹ mà chúng tôi nhìn thấy khi tìm kiếm thông tin cho chương trình này. Những bài báo này đề cập rằng, có những thế lực đen tối đang kiểm soát ngành công nghiệp âm nhạc, lợi dụng ảnh hưởng tinh tế của âm nhạc để khiến nhân loại bước đến suy đồi. Họ thuê các nhạc sĩ chuyên nghiệp làm ra những giai điệu tạp loạn vô chương, kích phát ma tính, khiến cảm xúc của con người bị kích động, thất tình nhiễu loạn, tạo thành tâm lý cực đoan và hỗn loạn trong đám đông quy mô lớn. Đồng thời lại đưa sắc tình, bạo lực, ma túy v.v… vào lời bài hát, khiến giới trẻ cảm thấy như thế mới là ngầu, bắt chước một cách vô thức.
Một mục sư người Mỹ tên là Gerald Johnson từng kể rằng, khi ông trải qua trải nghiệm cận tử, ông đã hạ xuống địa ngục, nghe thấy những ca khúc từ Trái đất được phát ở một khu vực trong địa ngục, nhưng không phải là ca sĩ đang hát, mà là ma quỷ đang hát. Johnson cho biết, ông biết phần lớn âm nhạc, ca từ và ca khúc trên Trái đất hiện nay đều lấy cảm hứng từ ma quỷ. Ác quỷ đã truyền linh cảm cho những nhạc sĩ này viết ca từ nhạc khúc, mục tiêu của chúng là hủy diệt nhân loại trên Trái đất.
Từ đó mới thấy, mọi người thực sự cần phải thận trọng hơn khi lựa chọn loại nhạc nào lọt vào tai mình, bởi vì thứ âm nhạc bất hảo không chỉ có thể gây hại cho thân thể, mà nó còn hủ thực tâm linh. Chúng ta có thể nghe âm nhạc cổ điển nhiều hơn vào các ngày trong tuần, để DNA của chúng ta có thể sản sinh những rung động mỹ hảo trong thứ âm nhạc đạo đức và tao nhã đó.
- Trọn bộ Bí ẩn chưa được giải đáp
Dựa theo Epoch Times,
Hương Thảo biên tập