Có thể sinh nhiệt vào mùa đông để giữ ấm, lại tán nhiệt vào mùa hè, làm mát cho cơ thể, hạn chế nóng trong. Gừng chính là nguyên liệu quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
1. Nhiệt miệng
Một tách trà gừng ấm, súc miệng mỗi ngày 2-3 lần
Thường thì sau 6-9 lần vết loét có thể se lại
2. Ho đờm
Sắc 15 gam gừng, thêm một lượng đường trắng vừa phải. Có thể đờm, ho nhiều hơn trong khoảng một, hai ngày rồi đỡ dần.
3. Đau đầu cảm cúm
Ngâm chân trong nước gừng nóng đến ngang mắt cá chân. Nước gừng nóng cho thêm chút muối, giấm và cứ ngâm chân đến khi nào chân đỏ lên thì thôi, nếu ngước bị nguội thì thêm nước nóng để giữ nhiệt.
Phương pháp này điều trị cảm mạo phong hàn, nhức đầu, ho khá là hiệu quả.
4. Viêm nha chu, hôi miệng
Một tách trà gừng ấm súc miệng hàng ngày buổi sáng và tối.
Nếu đau rát họng cũng có thể dùng nước trà gừng nóng thêm chút muối uống ngày 2-3 lần.
5. Đau nửa đầu
Khi bạn bị cơn đau nửa đầu, hãy ngâm tay trong nước gừng nóng.
Sau khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm hoặc biến mất.
6. Mụn trên mặt
Rửa mặt bằng nước gừng ấm vào mỗi buổi sáng và tối, kéo dài khoảng 60 ngày, mụn sẽ giảm hoặc biến mất.
Với tàn nhang hay da khô…phương pháp này cũng có tác dụng trị liệu nhất định.
7. Đau vai lưng
Gừng ngâm nước nóng với một ít muối và giấm, ngâm khăn tắm rồi vắt khô, lau đi lau lại xung quanh vùng bị đau.
Phương pháp này có làm thư giãn cơ, cường gân hoạt huyết, có thể giảm đau rất tốt.
8. Chữa hôi chân
Ngâm chân trong nước gừng nóng, thêm chút muối và giấm, ngâm trong 15 phút.
Sau đó để khô, chà thêm bột talc lên chân sẽ có thể loại bỏ được mùi.
9. Sâu răng
Súc miệng hàng ngày vào buổi sáng và tối với nước gừng ấm. Phương pháp này có thể phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
10. Say rượu
Nước gừng nóng có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, tăng đào thải rượu. Nếu thêm chút mật ong nữa thì có thể là giảm hoặc mất tình trạng say.
Tú Linh
Theo 102like.com
Xem thêm:
- Đánh răng nhiều, miệng vẫn hôi, lợi vẫn viêm là vì sao?
- Đại nhảy vọt Cuộc thảm sát tàn khốc nhất trong lịch sử
- Tại sao người Đức làm việc ít mà năng suất lại cao nhất thế giới?