Họa tiết bí ẩn 3000 năm tuổi từ cuộn giấy cói (papyrus) trưng bày tại Bảo tàng Cairo minh họa một cảnh tượng huyền bí. Một vật thể hình đĩa, được mô tả là vô cùng sáng chói, với một thiết bị hạ cánh đang đáp trên đỉnh của một tượng nhân sư.
Những người săn lùng người ngoài hành tinh tin rằng đây là chứng cứ cơ bản về kết nối sâu sắc giữa Ai Cập cổ đại với các sinh vật ở các thế giới khác.
Vật thể trên đỉnh của tượng Nhân sư, trên thực tế, không giống với bất kì “con thuyền” nào từng được thấy trong thần thoại Ai Cập, cũng như không giống bất kì điều gì từng thấy trong các mô tả bằng tranh hay các biểu tượng của người Ai Cập cổ đại.
Vật thể kì lạ nhìn thấy trong giấy cói Djedkhonsuiefankh được người cổ đại vẽ như một chiếc đĩa phát ánh sáng vô cùng rực rỡ và thực sự giống một cách chính xác cách con người ngày nay mô tả UFO.
Cuộn giấy cói cổ đại này là điểm đặc biệt trong một nghiên cứu có tên: Không gian vũ trụ và thời gian nguyên mẫu, sự mô tả Chúa Trời Nut trong ba lăng mộ hoàng gia của Vương quốc Mới và mối liên hệ với thiên hà Ngân Hà, thực hiện bởi Amanda-Alice Maravelia.
Và nếu chúng ta nhìn gần hơn vào bức họa này, thật rõ ràng thấy rằng nó là một vật thể hình đĩa có bức xạ hình vòm trên đỉnh. Nó được mô tả là “hạ cánh” trên tượng Nhân Sư, với giá đỡ ba chân vươn ra từ vật thể.
Nhưng điều gì khiến cho Tượng Nhân sư này đặc biệt như vậy? Và nếu đây thực sự là một UFO chứ không phải là một cái cây hay một loại bọ nào đó thì sự kiện này hàm chứa điều gì?
Độ hao mòn của cuộn giấy cói chỉ ra rằng nó có từ khoảng 10.000 năm TCN. Và tượng Nhân sư này quả là một công trình cổ đại với bí mật vẫn còn ẩn giấu qua hàng ngàn năm.
Người ta báo cáo rằng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lối vào căn phòng bí mật bên dưới tượng Nhân Sư và một số nhà nghiên cứu nói rằng tượng Nhân Sư có thể nắm giữ bí mật đằng sau sự tồn tại của chúng ta.
Khi người ta phát hiện ra bức tượng khổng lồ lần đầu tiên, nó bị bao phủ dưới lớp cát đến tận phần đầu. Trong hàng thế kỉ, phần lớn các du khách và nhà nghiên cứu viếng thăm khu vực tin rằng đây đã là tất cả những gì tồn tại.
Tuy nhiên, kĩ sư người Pháp Emile Baraize lại bị thuyết phục rằng thậm chí còn nhiều điều đang ẩn dưới bề mặt hơn những gì các nhà khảo cổ học nhận thức được, đó là lý do tại sao ông thực hiện nhiệm vụ khai quật khám phá phần còn lại của Tượng Nhân Sư. Cuối cùng, sau 11 năm miệt mài nghiên cứu, Baraize và nhóm của ông đã khai quật được một thân hình khổng lồ như sư tử, đem đến cho thế giới một tượng đài khổng lồ với vẻ huy hoàng. Đây là tác phẩm điêu khắc nguyên khối lớn nhất trên trái đất.
Thật lạ lùng, ngoài cuộn giấy cói nói trên minh họa vật thể hình đĩa, còn có những cổ thư khác cũng được xem như bằng chứng tối hậu về liên lạc ngoài hành tinh trong thời Ai Cập cổ đại.
Cuộn giấy cói Tulli, kể chi tiết một cảnh tượng khiến nhiều người khó tin.
R. Cedric Leonard và bản sao chữ tượng hình của cuộn giấy cói Tulli
Bản dịch của văn tự theo phát biểu của R. Cedric Leonard:
“Năm 22, trong tháng thứ ba của mùa đông, vào giờ thứ sáu trong ngày, các nhà chép sử trong Ngôi nhà Sự sống phát hiện một đĩa lửa kỳ lạ đang hạ xuống từ phía trên bầu trời. Nó không có đầu, dài và rộng khoảng 5 m. Hơi thở tỏa ra mùi hôi thối, nhưng không phát ra âm thanh. Nó đến nhà của Nhà vua. Các nhà chép sử trở nên bối rối, đến nỗi bị ngã nhào. Họ đến gặp Nhà vua để tâu chuyện. Nhà vua ra lệnh tham vấn các cuộn sách trong Ngôi nhà Sự sống. Sau đó Ngài trầm tư suy nghĩ về sự việc đang xảy ra.
Sau vài ngày, các đĩa lửa xuất hiện trên bầu trời nhiều hơn bao giờ hết. Chúng chiếu sáng còn hơn cả Mặt Trời, và mở rộng ra 4 phía. Trông chúng thật hùng mạnh.
Quân đội và Nhà vua đứng quan sát bên dưới. Sau bữa tối các đĩa lửa phóng lên cao hơn, rồi bay xa về phía nam. Cá và nhiều thứ khác trút xuống như mưa từ bầu trời: một kỳ quan chưa từng được chứng kiến kể từ khi lập quốc.
Nhà vua ra lệnh dâng hương để xoa dịu trái tim của Amun-Re, vị thần của hai vùng đất (Thượng và Hạ Ai Cập). Rồi Ngài truyền lệnh ghi lại sự kiện này trong Biên niên sử của Ngôi nhà Sự sống để lưu truyền mãi mãi cho muôn đời sau.”
Vật thể hình đĩa trên đỉnh tượng Nhân Sư có phải là một trong những đĩa lửa kì lạ được nhắc đến trong Sách giấy cói Tulli?
Ngự Yên (theo ancient-code)
Xem thêm: