Các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch một người cá ở bờ biển Nam Tư vào năm 1991 nhưng bề ngoài khác nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng tượng.
Khi nhắc đến người cá, người ta sẽ liên tưởng ngay đến nhân vật “nàng tiên cá” trong câu chuyện cổ tích cùng tên của nhà văn người Đan Mạch Hans Andersen. Nhưng người cá không thật sự chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, bởi ở một số nơi trên thế giới, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch của một loài sinh vật nửa người nửa cá. Bài báo sau đây trên tờ The Weekly World Report đề cập đến một phát hiện như vậy, tại bờ biển Nam Tư (hiện là Croatia). Sau đây là bản dịch bài báo: “Tìm thấy hóa thạch người cá – Sinh vật đáng kinh ngạc tung hoành trên biển cả 12.000 năm trước” của tác giả Susan Jimison.
Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch nguyên vẹn đầu tiên của “người cá” – và phát hiện ra rằng nàng tiên cá xinh đẹp trong truyền thuyết có thể là một loài động vật săn mồi hung dữ, nguy hiểm, có khả năng kết liễu các loài sinh vật biển và các thủy thủ không may giống như loài cá mập khát máu.
Hóa thạch được phát hiện trong một tảng đá vôi trồi lên tại bờ biển Nam Tư, gần thành phố biển Sibenik (Croatia). Thi thể được bảo quản hoàn hảo của nó có một cái miệng với cơ hàm chắc khỏe và những cái răng sắc bén như dao cạo.
“Sinh vật này là giống cái và có lẽ đã tung hoành trong lòng đại dương vào khoảng 12.000 năm trước. Nó bị thiệt mạng trong một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển, rồi được bọc trong lớp đá vôi, sau đó dần dần trở thành hóa thạch”, tiến sĩ J Patrick O’Connor, nhà khảo cổ học từ California (Mỹ), người đã làm việc tại di chỉ Sibenik lân cận, cho hay.
“Đây là hóa thạch Nhân Ngư hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện trên thế giới. [Điều này chứng tỏ rằng loài sinh vật này đã vượt ra khỏi khuôn khổ của truyền thuyết, hư cấu], bởi chúng thật sự đã từng tồn tại trong thế giới chúng ta. Chúng cũng cho thấy người cá có sự khác biệt “một trời một vực” [ít nhất trong khuôn khổ của bài viết này] với nàng tiên cá xinh đẹp trong cổ tích. Chúng thực ra là những kẻ săn mồi hung ác sinh tồn bằng cách ăn thịt các con mồi”.
Hóa thạch dài 1,6 m này, từ eo trở lên mang hình dạng con người, với hai cánh tay khá khỏe và một cái đầu lớn, phát triển bình thường. Từ hai bàn tay mọc ra những móng vuốt sắc nhọn. Hai mắt không có mi, giống mắt cá”.
Biết đâu có thể vẫn còn một số cá thể [người cá] tồn tại đâu đó trong lòng đại dương.
– TS J. Patrick O’Connor
Bộ hàm được thiết kế để tấn công và xé xác thịt con mồi. Các cái răng nanh siêu sắc được bảo quản khá tốt, được gắn chặt vào khung xương hàm.
“Chúng ta đã nghe khá nhiều trong các truyền thuyết cổ đại về việc những mỹ nhân ngư dụ dỗ các thủy thủ bằng vẻ đẹp và tiếng hát đầy mê hoặc của họ. Nhưng tôi đoán rằng chưa ai từng nhìn thấy loài sinh vật này ở khoảng cách gần còn sống sót để kể lại xem họ thật sự trông như thế nào.
“Từ khoảng cách xa có thể những sinh vật này trông rất bắt mắt, nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho những thủy thủ xấu số chẳng may đụng phải một con này. Chúng thông minh, quỷ quyệt và chết người”.
TS O’Connor đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí khoa học Science Exchange của Nam Tư cũ. Họ cho biết nghiên cứu của họ chỉ ra loài sinh vật này sống vào khoảng 10.000 TCN, dọc bờ biển Nam Tư.
TS O’Connor còn chi biết thêm rằng loài sinh vật biển này có thể có thể lên đến con số hàng triệu vào một thời kỳ nào đó, nhưng cùng với sự biến đổi khí hậu chúng đã dần dần biến mất.
“Chúng tôi tin rằng chúng hiện đã tuyệt chủng. Nhưng ai có thể biết được? Biết đâu có thể vẫn còn một số cá thể [người cá] tồn tại đâu đó trong lòng đại dương”.
Bình luận của người dịch:
Mặc dù hóa thạch người cá được phát hiện tại bờ biển Nam Tư có hình dạng khá thô kệch và xấu xí, nhưng như vậy chưa đủ để đi đến kết luận về hình tượng chung, tổng quát của tất cả người cá. Cũng giống với quần thể loài người, rất có thể người cá cũng có nhiều chủng loại, nhiều chủng tộc, nhiều “dân tộc” khác nhau. Điều này hợp lý, đặc biệt khi truyền thuyết về người cá xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, chứ không chỉ tại một khu vực cục bộ.
Quý Khải