Thí sinh Thương bị tật nguyền, được đặc cách nhưng vẫn đi thi THPT quốc gia với mơ ước trở thành một nữ kế toán.
Phạm Thị Hoài Thương (23 tuổi) học lớp 12A7, Trường THPT Hạ Long (Tp.Hạ Long, Quảng Ninh) là nạn nhân chất độc da cam, cao chưa tới 1m và không thể đi lại được nên phải di chuyển bằng xe lăn.
Theo Người Đưa Tin, năm Thương 11 tuổi, bố mất vì bệnh phổi, mẹ một mình tần tảo nuôi 2 chị em ăn học. Hoàn cảnh khó khăn những nữ sinh này vẫn quyết tâm học hành với mơ ước trở thành một nữ kế toán.
Năm học 2017-2018, Thương được thầy cô đánh giá là chăm ngoan, học giỏi. Trong quá trình học, cô gái này luôn nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô, bạn bè.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thương được đặc cách tốt nghiệp, nhưng em vẫn đăng ký vào khoa Kế toán – Trường Đại học Hạ Long.
Thí sinh này cho biết trên Thanh Niên, em sẽ quyết tâm làm bài thi thật tốt để có điểm cao, đền đáp sự chăm sóc của mẹ, quan tâm của thầy cô.
“Em muốn trở thành nữ kế toán, đi làm có lương sẽ mua 1 cái xe lăn điều khiển tự chạy để tự phục vụ nhu cầu cá nhân, mẹ đã vất vả về em nhiều rồi!”, Thương tâm sự.
Bà Phạm Thị Nhiễu (mẹ Thương) chia sẻ, Thương biết mình không thể nào làm được những việc nặng nên đã cố gắng học hành. Bà luôn động viên con học đến đâu làm đến đó chứ không tạo áp lực thi cử.
Để thuận tiện trong việc đi lại tham gia kỳ thi, Sở giáo dục tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ phương tiện đưa đón nữ sinh khuyết tật từ nhà đến điểm thi trường THPT Hòn Gai.
Thương cùng mẹ đến điểm thi từ sớm và có tâm lý khá tự tin. Em được mẹ bế đến phòng thi trên tầng 4 và ngồi trong chiếc bàn đặc biệt được đóng riêng. Nữ sinh này học giỏi các môn khối A nhưng vẫn tự tin làm bài trong tất cả các môn khác trong kỳ thi THPT quốc gia.
Nhìn vóc dáng nhỏ bé của Thương lọt thỏm giữa các bạn thí sinh khác, nhưng tinh thần lạc quan và nghị lực sống mạnh mẽ của cô nữ sinh này khiến mọi người khâm phục.
Một thí sinh khác là Nguyễn Phương Trang – học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, đã từ chối được tuyển thẳng đại học để thử sức với kỳ thi đại học với ước mơ làm giáo viên Tâm lý.
Thương sinh ra với đôi mắt không được sáng như người bình thường. Khi lớn lên, thị lực của em mờ dần và không thể nhìn thấy rõ được mọi vật. Cơ thể khiếm khuyết nhưng nữ sinh này luôn khát khao được đến trường và có thành tích học tập tốt.
Trang chia sẻ với SaoStar, từ nhỏ em đã có ước mơ sau này sẽ trở thành một giáo viên Tâm lý để có thể giúp đỡ cho những bạn có hoàn cảnh như mình vượt qua được khó khăn và hơn hết là không cảm thấy tự ti khi cơ thể bị khiếm khuyết. “Em muốn vào đại học và thực hiện hóa ước mơ bằng chính bằng chính đôi chân và sức lực của mình”, Trang nói.
Về ngày thi đầu tiên, Trang nói làm được khoảng 70% và thấy đề thi khá hay và hấp dẫn, nhưng không làm được như ý muốn vì khó khăn trong việc viết khiến em bị ảnh hưởng nhiều.
An An