Có lẽ trong một thời gian, bạn từng sử dụng sữa bột không béo thay cho sữa nguyên kem hoặc nước xốt salad để giảm lượng mỡ quá nhiều đi vào cơ thể và tránh tình trạnh thừa cân, béo phì. Nhưng một thông tin mà ít người ngờ đến rằng chất béo không hề làm tăng cân một chút nào.
Nhiều người thường cho rằng những người bị béo phì thường ăn quá nhiều đồ ăn giàu dinh dưỡng như kem bơ, cá hồi, trứng sữa… hoặc đồ ăn chiên rán. Không ít người không có thiện cảm chất béo cũng bởi họ nghĩ rằng việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo như vậy là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
Nhưng thật sự chất béo có đáng bị mọi người hắt hủi như vậy hay không?
Vì sao chất béo luôn bị gán cái mác “không tốt cho sức khỏe”?
Đơn giản là những loại đồ ăn chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, bim bim, bánh donuts… Vì hương vị thơm ngon mà chất béo mang lại cho những loại đồ ăn này nên việc chúng ta ăn nhiều là chuyện dễ hiểu.
Ngoài ra, có một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam cũng khiến nhiều người không ưa chất béo: “Mỡ”. Tuy được sử dụng khá thường xuyên, nhất là ở vùng nông thôn nhưng mỡ lại được khuyến cáo không nên dùng vì nếu sử dụng quá nhiều mỡ sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và gây ra các triệu chứng về tim mạch như xơ vữa động mạch,…
Chuyện gì xảy ra nếu cắt đi chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày?
Chất béo cũng có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ… Các nghiên cứu về dinh dưỡng cơ bản khẳng định chất béo trong khẩu phần ăn của con người có 2 vai trò chính là cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ.
Trong một nghiên cứu trong vòng 8 năm với gần 50.000 người phụ nữ cho thấy, một nửa số người ăn kiêng ít béo không những chẳng giảm được cân nặng mà họ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư trực tràng hay ác bệnh tim mạch cũng không giảm đi.
Giáo sư nhi hoa Aaron Carrol thuộc Đại học Y Dược Indiana, Hoa Kỳ cho biết: “Có một điều chúng ta biết về chất béo là việc tiêu thụ nhiều không khiến cơ thể tăng cân mà ngược lại chúng ta còn giảm vài kg nữa.”
Khi so sánh chế độ ăn của những người sử dụng nhiều chất béo, ít carbohydrate và người sử dụng nhiều ít chất béo, nhiều carbohydrate; người ta nhận thấy rằng những người ăn ít chất béo không giảm cân hay có được những lợi ích ích sức khỏe khác.
Ngươc lại những người ăn nhiều chất béo nhưng cắt giảm bớt những loại thức ăn như bánh mỳ trắng, gạo trắng hay ngũ cốc lại có được cả 2 lợi ích trên.
Vậy nguyên nhân gì khiến chúng ta tăng cân?
Thực chất, chế độ ăn ít béo không có tác dụng giảm cân hay giảm nguy cơ mắc bệnh mà vấn đề chính ở đây là việc chúng ta sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa đường.
Cái này cũng khá dễ hiểu, vị ngọt mà ai mà không thích cơ chứ! Đặc biệt là trẻ em; thay vì ăn nhiều các laoị hoa quả hay đồ ăn thường ngày, chúng đặc biệt thích các loại đồ ăn hay thức uống có vị ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas… Đây chính nguyên nhân sâu sa đằng sau của việc số lượng trẻ nhỏ ngày càng béo phì nhiều là như vậy.
Khi đánh giá lại 50 nghiên cứu về ăn kiêng và tăng cân, người ta phát hiện ra rằng trung bình một người ăn càng nhiều các loại hạt tinh chế như ngũ cốc và yến mạch đã xử lý, họ tăng cân càng nhanh trong suốt thời gian tham gia thử nghiệm.
Chất béo không được chuyển hóa giống chất bột đường vì nó không bị nước bọt phân hủy hay tiêu hóa bởi dịch vị mà nó được phân hủy ở ruột non với sự hỗ trợ của dịch mật sinh ra từ gan. Việc này diễn ở giai đoạn cuối của quá trình tiêu hóa, do đó chất béo được chuyển hóa chậm hơn chất bột đường rất nhiều.
Các chuyên gia đã tiến hành so sánh hơn 135.000 người ở 18 quốc gia khác nhau theo 2 chế độ ăn ít béo và ít carbohydrate. Họ nhận thấy rằng người ăn ít béo sẽ có khả năng tử vong cao hơn vì đau tim và các bệnh tim mạch khác, còn những người ăn ít carbohydrate lại có tỷ lệ mắc các triệu chứng về tim mạch thấp hơn.
Vì vậy có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề ăn kiêng cho đúng đắn. Bạn có thể không tăng cân vì ăn nhiều chất béo nhưng lại rất dễ béo nếu tiêu thụ quá nhiều đường.
Sơn Tùng