Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng đời nhà Thanh có nói: “Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Nếu như chúng không được như ta, vậy thì giữ tiền của ta để làm gì”.
Tôi có một người bạn, một lần sau khi đã uống rượu say đã nói rằng: “Ông có tin hay không? Tôi đã gửi tiền vào ngân hàng, đến đời cháu của tôi cũng xài không hết.”
Tôi trả lời tin. “Nhưng người già vẫn hay nói rằng “con cháu tự có phúc của con cháu”, ông không cần phải lưu cấp của cải cho con cháu như vậy đâu.”
Ông ấy đã cười và nói: “Cái gì gọi là phúc chứ? Tôi quá nửa đời người mới thoát được nghèo đói, nếu không để lại của cải cho con cháu, thì e rằng con cháu của tôi sẽ nghèo. Tôi chính là để lại tiền cho con cháu để chúng không phải giống như tôi trong đời này.”
Lời ông ấy nói là thật lòng. Quanh chúng ta có rất nhiều người nghĩ như vậy, có 10 đồng thì để cho con cháu 5 đồng. Chúng ta vẫn luôn nghĩ là nên dành dụm tiền cho con cháu, như thế có thể làm cho cuộc sống của chúng sau này được tốt hơn.
Có một câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh, đã làm tôi tỉnh ngộ:
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền đức mà giàu có thì tự nhiên sẽ suy hao chí khí. Nếu con cháu không bằng được ta thì cũng chẳng lưu cấp tiền bạc để làm gì, người ngu muội mà giàu có thì càng trở nên ngu muội”.
Lời nói này quả thật là hết sức sâu sắc và đúng đắn. Con cháu nếu như hơn hẳn ta như vậy thì không cần phải lưu cấp gì cho nó, nếu chúng là người hiền tài thì để lại nhiều của cải chỉ làm cho chúng tiêu hao ý chí phấn đấu. Còn nếu con cháu là hạng bình thường, như vậy ta cũng không cần thiết phải dành dụm của cải cho nó. Chúng vốn đã ngu muội mà ta lại lưu cấp tiền bạc cho chúng thì chỉ khiến chúng càng thêm ngu muội mà thôi. Nhưng đến hôm nay, có thể chân chính lĩnh hội được bài học này từ Lâm Tắc Từ thì chẳng được mấy người.
Trong ngành tâm lý học có một định luật nổi tiếng: “Định luật: Không đáng”; việc không đáng để làm, thì cũng không đáng để làm cho tốt. Hãy nghĩ xem, nếu đã có một núi vàng, vậy cớ sao lại cam tâm mỗi ngày đầm đìa mồ hôi đi đãi cát tìm vàng làm chi? Tuy nhiên nếu như mang một tâm lý “không đáng” đó mà đi học tập và làm việc, thì chắc chắn những gì đạt được cũng là một cuộc sống tẻ nhạt.
Có quá nhiều người trong chúng ta không hiểu lý do vì sao các tỷ phú nước ngoài có thể dùng hầu hết gia tài cả đời của mình đi làm từ thiện. Ví dụ như nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Warrent Buffet đã dành 99% tài sản của mình cho từ thiện. Một đồng nghiệp của tôi đã hỏi; “Chẳng lẽ con cháu của ông ấy không giận ông ấy sao?” Tôi nghĩ cô bạn đồng nghiệp chắc chắn là chưa nghe đến chuyện giữa Buffet và cậu con trai nhỏ của mình – Peter Buffett. Peter Buffett rất yêu âm nhạc. Một ngày trước khi chuyển tới Milwaukee, cậu đã tới tìm cha để vay tiền (đó là lần đầu tiên và duy nhất cậu vay tiền của cha) và cậu đã bị từ chối. Peter đã rất giận dữ, sau đó đã tìm đến ngân hàng để vay tiền. Cậu đã kể lại rằng “trong thời gian trả nợ ngân hàng cậu đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Sau này nghĩ lại cậu thấy rằng quan điểm của cha cậu là rất đúng đắn.”
Nếu bạn thật sự thương yêu con của mình, thì trong phương diện tài chính nên chặt chẽ một chút. Tiền bạc là con dao hai lưỡi, nó có thể làm tổn thương con bạn. Bạn là người đưa những đứa con mình tới với thế giới này nên cần phải hết sức coi trọng sự trưởng thành và chín chắn của chúng, cần phải tạo cho chúng sự mạnh mẽ. Hãy để chúng biết cuộc sống là có cả mồ hôi và nước mắt, đôi khi còn bị chảy máu, phải dãi nắng dầm mưa mà không có bố mẹ, người thân cầm ô che chở. Hãy để chúng biết tự mình phấn đấu mới là tốt nhất, vinh quang nhất. Hãy để những đứa con của bạn biết rằng chính bản thân chúng mới tạo được những chiếc thìa vàng để thưởng thức bát canh cuộc sống với rất nhiều hương vị hấp dẫn.
Theo NTDTV
Biên dịch Chân Chính
Xem thêm: