Dọc theo sông Hồng ở huyện Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là những thửa ruộng bậc thang của người Hà Nhì, một công trình được đào thủ công vào khoảng 1.300 năm về trước.
Nằm trên dãy núi Ai Lao sơn cách mặt nước biển khoảng 1.800m, khu vực ruộng bậc thang này bao phủ một vùng diện tích hơn 16.000 héc ta, bao gồm các thôn làng của người dân tộc, và đã được liệt vào Di sản văn hóa Thế giới.
Những ruộng lúa Nguyên Dương được coi là khu vực chính của vùng đồng bằng Hà Nhì bởi vì vùng đất này rất ghập ghềnh, với khoảng 3.000 bậc thang được khắc vào các dốc từ 15 đến 75 độ.
Từ tháng 11 đến tháng 3, nước được dẫn xuống từ những cánh rừng trên đỉnh núi để tưới tiêu cho cánh đồng xung quanh, và lúa sẽ được thu hoạch vào tháng 9.
Tích hợp với hệ thống trồng trọt là hệ thống chăn nuôi trâu, gia súc, vịt, cá, và lươn, từ đó tạo nên các sản vật đa dạng trong khu vực dốc trở này.
Thời điểm tốt nhất để ghé thăm là vào tháng 2 hay tháng 3, thời điểm người dân địa phương tưới tiêu cho những cánh đồng để chuẩn bị cho việc cày cấy.
Đây là thời điểm khi mặt nước phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo ra một màn biểu diễn màu sắc tuyệt đẹp.
Vào tháng 9, dãy núi sẽ chuyển màu vàng đậm khi ruộng lúa chin tới.
Giống như tộc người Hà Nhì, cũng có các tộc người dân tộc khác trong khu vực này bao gồm tộc người Miêu, người Thái, người Tráng.
Nghiên cứu của Ming Yue
Cassie Ryan, Visiontimes
Quý Khải biên dịch