Đại Kỷ Nguyên

Hương sắc Việt Nam: Ở đâu cũng bóng dáng mẹ tần tảo mưu sinh, cũng nụ cười của bà rạng ngời hoa nắng…

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Ví mà tôi đổi thời gian được, đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười…

Ai đó đã từng nói, cái nôi con sinh ra và theo con tới khi trưởng thành là quê hương, người đưa nôi ru con những đêm hè oi ả để con có giấc ngủ bình yên là mẹ, người luôn luôn yêu thương chăm bẵm, cho con từng đồng quà tấm bánh không ai khác chính là bà. Những người phụ nữ đã luôn vì con mà hi sinh, vì con mà làm tất cả…

Trên bước đường đi qua năm tháng kí ức tuổi thơ, có lẽ rất nhiều người đã trải qua những ngày chăn trâu thả diều về muộn, sợ bố mắng nên trốn vào lòng mẹ, trốn sau lưng bà.

Có ai đã từng yêu- một tình yêu tha thiết mà bền bỉ, tình yêu vượt qua năm tháng để đến ngày được nhìn thấy những người con, người cháu của mình trưởng thành.

Dường như bóng dáng người phụ nữ luôn là người quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người, giúp ta thêm động lực để vượt qua những chông gai và muôn vàn thử thách, đi cùng ta qua những bước ngoặt lớn và là chỗ dựa êm ấm khi vấp váp, khổ đau.

Mế H’Mông – Ảnh: Phạm văn Tý
Đò chiều – Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Chợ sớm – Ảnh: Huỳnh Mẫn

Ngày ngày tháng tháng, thời gian trôi thật nhanh mà chẳng bao giờ quay lại, bạn đã bao giờ dừng lại một chút để nhìn mái tóc mẹ đã lốm đốm bạc, đôi mắt bà hằn những vết chân chim của thời gian?

Quê hương là nơi để ai cũng có chỗ trở về, để một lần nữa được sà vào lòng mẹ, để trốn sau lưng bà, được nghe khúc nhạc quê hương rộn lên những đêm hè oi ả. Nhớ lắm, mong muốn lắm những lời ru, lời kể chuyện của bà của mẹ.

Chằm nón – Ảnh: Trương Vững
Lạc quan – Ảnh: Võ Đông Bảy
Ngõ nhỏ phố hội – Ảnh: Nguyễn Đăng Hạnh

Từng hạt gạo thấm nhuần tình yêu của mẹ hòa vào từng chiếc bánh tẻ, bánh nếp mẹ làm, đã bao giọt mồ hôi bao vất vả nhọc nhằn nhỏ xuống để nuôi con lớn khôn. Từng bát cơm con ăn, từng cốc nước con uống đều có tình yêu mẹ và bà gửi gắm, con làm sao đền đáp hết những điều thiêng liêng ấy.

Giống lúa mới – Ảnh: Nguyễn Văn Dũng
Mờ ảo trong sương
Vị mặn của cuộc sống
Hoài niệm
Gánh hàng rong
Nụ cười
Mưu sinh
Bán cá
Tình quê
Hà nội một buổi sớm
Chợ quê
Làng nghề
Gỡ lưới
Mùa cấy

Dù bươn trải vất vả thế nào, vẫn luôn mong thấy nụ cười của mẹ của bà như thế này trong những tháng ngày tần tảo mưu sinh:

Xa mẹ

(Trần Trung Đạo)

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao với
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Nguồn ảnh: Triển lãm “Phụ nữ và cuộc sống”

Di Hân – Hà Phương

Exit mobile version