Đại Kỷ Nguyên

Khoảnh khắc nhiếp ảnh: Nỗi ám ảnh mang tên Paparazzi

Các tay săn ảnh chụp lén những giây phút riêng tư của các ‘sao’ đã từng có thời kỳ “vàng kim”, từng là đối tác yêu quý của các hãng truyền thông và là sự chán ngán thậm chí căm ghét của những người nổi tiếng. Họ đã để lại bộ ảnh kỷ niệm về thời ‘vàng son’ đó…

Một cuộc triển lãm mới đây tại Trung Tâm Nhiếp Ảnh Italia ở Turin đã giới thiệu bộ sưu tập để lại nhiều ấn tượng cho người xem.
Thuật ngữ ‘paparazzo’ (danh từ số nhiều là paparazzi) vốn được dùng để chỉ một nhiếp ảnh gia dõi tin tức liên tục trong một bộ phim năm 1960, La Dolce Vita của Federico Fellini.

Điều này làm dấy lên “thời đại hoàng kim” văn hoá Ý cũng như sự gia tăng số lượng trên thế giới của những người chụp ảnh lén. Họ phải đột nhập vào những không gian riêng tư cá nhân của những người nổi tiếng để có được những bức ảnh chân thực, hoàn hảo, có tính ‘sốt dẻo’.

Một số ngôi sao paparazzi thậm chí còn được tâng bốc, và theo đà đó một số đã trở nên quá sỗ sàng và bạo lực.

Những năm tháng vinh quang của nghề nghiệp paparazzi đã đột ngột chấm dứt vào năm 1997, khi cái chết thảm khốc của Công nương Diana trong một vụ tai nạn xe hơi ở đường hầm cầu Almar (Pont D’Almar) ở Paris được cho là do lỗi của một số hãng truyền thông đã dùng những tay săn ảnh để bám đuổi cô và người tình tỷ phú Dodi Al Fayed.

Ngày nay, các paparazzi phải đối mặt với nhiều hạn chế về mặt pháp lý như các bộ luật chống rình rập và quấy rối riêng tư ở nhiều quốc gia.

Cho dù bạn yêu hay ghét nghề nghiệp này, thì những bức ảnh paparazzi trình chiếu tại Arrivano i Paparazzi ở Turin đều đưa ra một cái nhìn hoài cổ về quá khứ, cũng như những cảm nhận sâu sắc về cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền riêng tư mà những người nổi tiếng phải đối mặt. Mời quý độc giả chiêm ngưỡng những khoảnh khắc ấn tượng này:

# 1. Anita Ekberg đối mặt với người săn ảnh với cung tên và mũi tên, ngày 20 tháng 10 năm 1960. Phải chăng là sự ‘căm thù’ các paparazzi thực sự tới mức ấy? 

# 2. Kate Moss và David Bowie năm 2003, trong một biểu cảm dữ dội…

# 3. Jackie Kennedy được chụp bởi một nhiếp ảnh gia nổi tiếng khi đi bộ một cách êm ả trên đại lộ Madison ở New York. Tháng 10 năm 1971.

# 4. Brigitte Bardot rời khách sạn Forum. Rome, 1965.

# 5. Tazio Secchiaroli chạy tới xua đuổi Walter Chiari. Nam diễn viên thời bấy giờ có mối quan hệ với siêu sao Ava Gardner và được bám đuổi từng bước bởi các Paparazzi. Rome, 1957

# 6. Sofia Loren Tại Sân bay Ciampino, trở về Từ Hoa Kỳ. Roma, ngày 14 tháng 11 năm 1961

# 7. Don Gussoni cãi nhau và giằng co với nhiếp ảnh gia Giacomo Alexis, Rome 1959

# 8. Tazio Secchiaroli tại chỗ ẩn núp với một vẻ mặt rất hào hứng cho cuộc tác nghiệp sắp diễn ra… Rome, 1958

# 9. Stefania Sandrelli. Rome. 

# 10. Soraya đến trạm Termini đã thu hút sự chú ý của các paparazzi lao tới và chúi vào trong xe ‘tác nghiệp’. Nếu chúng ta là người nổi tiếng, liệu có thể giữ bình tĩnh được trong những giây phút như thế? 

# 11. Anthony Steel Lashes và Sophia Lorenz. Rome, tháng 8 năm 1958. Quả thực là sẵn sàng quyết chiến tới cùng…

# 12. Paparazzi chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp vào phút ‘nghỉ ngơi’ trên phố Sistina, Rome, 1958

# 13. Alain Delon và Romy Schneider khiêu vũ tại Rome, ngày 29 tháng 7 năm 1961

#14. Và cuối cùng là bức ảnh chụp lén mang tính lịch sử: tổng thống John Frank Kennedy cùng nữ diễn viên Marilyn Monroe trong một khoảnh khắc vô cùng riêng tư… Khi ấy vị Tổng thống của Nhà Trắng đang là phu quân của bà Jackie Kennedy: (ảnh đã xóa mờ một phần bởi Ban biên tập)

Rõ ràng là cho tới nay, nghề paparazzi chưa hẳn đã trở thành quá khứ. Song dù sao chúng ta cũng mừng khi các nước siết chặt các bộ luật để bảo vệ quyền riêng tư chặt chẽ hơn.

Nói cho cùng, một người trở thành người của công chúng, có lẽ là định mệnh gắn cho cuộc đời họ chứ không hẳn đó là con đường họ thực sự muốn lựa chọn… Họ có lẽ cũng đã từng nhiều giây phút tha thiết mong muốn trở thành “vô danh” như chúng ta, khi ngày ngày căng thẳng đối mặt với sự bám đuổi của những “người hùng” một thời mang tên paparazzi.

 

Exit mobile version