Quảng trường Thời Đại, nơi dòng người tấp nập đi qua mỗi ngày, du khách từ khắp nơi trên thế giới có mặt ở đây để tham quan, chụp ảnh. Trong cơn bão âm thanh nơi đô thị tấp nập nhất thế giới này, họ phải nói to để át đi sự ồn ã của còi xe, tiếng búa khoan và cả tiếng của những người khác…
Trong khung cảnh đó, một đám đông khác lại mang tới sự tĩnh lặng, họ đều mặc áo vàng và đang ngồi thiền. Khi dòng người tấp nập đi ngang qua, một số người dừng lại để chụp ảnh hay nhận tờ rơi từ một cô gái mặc áo vàng.
Đó là ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5, và đây là một nhóm 100-200 người trong nhiều nhóm khác rải rác khắp thành phố. Họ đang biểu diễn các bài công pháp và chào đón du khách khắp thế giới đổ về quảng trường nổi tiếng này.
Anh Baligh Ibraham đến từ Sudan. Anh đã đứng vào phút để xem các học viên này luyện các động tác chậm rãi…
“Đẹp đấy,” anh nói rồi lại đi tiếp.
Khi mặt trời lên cao, các tòa nhà với nhiều bảng hiệu hào nhoáng đổ bóng trên quảng trường như một chiếc đồng hồ mặt trời.
Thường thì, những người này sẽ luyện tập trong công viên với nhạc nền êm ái để giúp họ tập đúng động tác và giữ cho tâm trí tĩnh lặng.
Nhưng hôm đó là một ngày đặc biệt. Những người tập thiền này đến từ khắp nơi trên thế giới. Họ muốn tự giới thiệu, nói chuyện và cho người qua đường xem họ là ai, đang làm gì, và điều gì đã bị cấm và đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999. Cuộc đàn áp là một ‘cơn bão’ đã diễn ra từ công khai đến âm thầm trong 16 năm qua.
Người qua đường dừng lại xem, chụp ảnh và nhận tờ rơi từ các học viên. Nhiều người không thể hiểu tại sao những con người như thế này lại có thể bị bỏ tù ở Trung Quốc vì tập những bài mà họ đang tập.
Sabir Bukhar đến từ Singapore, nói: “Có quá nhiều điều tồi tệ đang diễn ra ở Trung Quốc… Tôi tin vào nhân quyền”.
Một học viên có tên là Marcus Gullberg đến từ Thụy Điển. Anh đã tập Pháp Luân Công được 6 năm rồi. Anh tìm thấy sách và video hướng dẫn tập Pháp Luân Công trên mạng Internet. Anh nói: “Tất cả đều miễn phí và không có yêu cầu nào về hình thức đối với người tập cả. Hoàn toàn là tùy vào bạn”.
Anh Gullberg nói sau khi tập, chứng dị ứng của anh đã biến mất. Anh đến New York để tham gia sự kiện này và giới thiệu với mọi người về môn tập của mình. Anh cũng muốn mọi người biết về cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người tập đồng môn của mình ở Trung Quốc.
Rocio Montes đến từ Tây Ban Nha thấu hiểu những gì mà anh Gullberd đang làm. Cô nói cô không thể hiểu tại sao chính quyền Trung Quốc lại đàn áp môn tập này trong khi môn tập chỉ dạy người ta sống theo những nguyên tắc đạo đức là chân thật, thương người và khoan dung.
Vào ngày 13/5, tổng cộng đã có khoảng 8.000 học viên từ khắp thế giới đến New York để tham gia các hoạt động kỉ niệm tại rất nhiều công viên và quảng trường.
Theo Matthew Little, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Chân Thành biên tập
Xem thêm: