“Khi đó tôi chưa từng có một ngày tốt lành, vào những lúc phát bệnh tôi lại càng muốn tự sát. Lúc đó, cha mẹ tôi không còn cách nào khác, đành phải dùng dây trói tôi lại. Mỗi lần ốm là tôi phát điên, khi tỉnh lại liền hối hận vô cùng. Phát bệnh rồi, sau đó lại hối hận… cứ như vậy đau khổ suốt 12 năm”. 

Kathy Ma, một người Mỹ gốc Hoa đã sống ở San Francisco hơn 30 năm, vẫn thở dài khi nhớ lại quãng thời gian 12 năm dài bị căn bệnh trầm cảm nặng hành hạ khiến cô sống không bằng chết. 

Kathy là một phụ nữ thủy chung. Năm 23 tuổi, cô theo gia đình di cư sang Mỹ. Không lâu sau đó, bất chấp sự phản đối của cha mẹ, cô nhất quyết trở lại Trung Quốc để kết hôn với bạn trai, người mà cô đã yêu suốt 4 năm. Nhưng có điều cô không ngờ tới, trong hơn 1 năm chờ đợi thị thực sang Mỹ, lúc cô mang thai được 5 tháng thì chồng đòi ly hôn. 

Sau khi ly hôn, Kathy đau đớn oán hận chồng cũ tới mức muốn phá thai. Nhưng các bác sĩ khuyên rằng, nếu cô phá thai vào thời điểm này thì sẽ rất nguy hiểm. Mục sư cũng nói với cô rằng, “Nếu con tin vào Cơ Đốc Giáo thì con không thể phá thai”.

Cuối cùng Kathy quyết định giữ lại đứa bé và sinh con ở tuổi 28. Mặc dù sinh con thuận lợi nhưng cô vẫn xảy ra hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh.

Xuất huyết nhiều sau sinh, hồn rời thể xác nhìn thân thể

Khi đó, y tá muốn truyền máu cho Kathy nhưng từ đầu đến chân không tìm được mạch máu nào để truyền. Dần dần Kathy không còn nghe được âm thanh xung quanh mình, “ngay cả ồn ào hay yên tĩnh, cô đều không nghe thấy gì cả”

“Lúc đó, tôi cảm thấy bản thân đang từ từ ngồi dậy và đứng lên. Tiếp đến, tôi đột nhiên nhìn thấy cơ thể mình vẫn còn nằm trên giường bệnh. Tôi nghĩ: ‘Mình không thể chết được. Con mình vừa mới chào đời, mình không thể ra đi được’. Nghĩ như thế rồi, tôi lại từ từ nằm xuống, trở về với thân thể. Thế rồi tôi dần dần nghe được người khác nói chuyện, sau đó liền tỉnh lại”.

Khi Kathy tỉnh dậy, cô thấy những người thân yêu đang tụ tập quanh giường mình. Sau khi cô bất tỉnh, bác sĩ thông báo với gia đình rằng tình trạng của cô rất nguy kịch và tất cả người thân đến gặp cô lần cuối.

Con trai nói: Mẹ ơi, xin hãy đưa con đi cùng

Sau khi từ bờ vực của cái chết trở về, tâm tình của Kathy rơi xuống vực thẳm: “Mỗi lần nhìn thấy đứa con mới sinh, lập tức cảnh tượng ly hôn với chồng cũ lại hiện lên trong đầu. Cảm giác vô cùng thống khổ, hơn nữa ngày càng mất kiểm soát, bệnh trầm cảm cũng từ đó ngày một chuyển biến nặng”

Cô kể: “Lúc đó, mỗi lần phát bệnh là một lần phát cuồng, cãi lộn, muốn cầm dao cứa vào người hoặc nhảy lầu tự sát. Cha mẹ tôi có lúc không thể khống chế được liền gọi anh trai tới giúp họ trói tôi lại. Sau một hồi phát điên thì tôi liền ngất lịm đi…”

Vì đứa trẻ gợi lại những ký ức đau buồn cho cô nên mỗi khi không vui, Kathy sẽ trút giận lên con mình, đánh đập, mắng mỏ, đập bàn và ném đồ đạc, đứa trẻ nhìn thấy cảnh tượng này thì sợ hãi không dám lên tiếng, chỉ biết ngồi một chỗ khóc. 

Mãi tới khi 5 tuổi, con trai cô mới mở miệng nói chuyện, cậu không cười, không để ý tới người khác, đến nhà trẻ cậu cũng không chơi cùng những đứa bé khác, vô cùng lầm lì. 

Con trai cô đã nhiều lần nói với Kathy rằng: “Mẹ ơi, con không muốn sống nữa. Xin hãy đưa con đi cùng”. Kathy biết rằng bản thân đã khiến con trai mình đau đớn như vậy và cảm thấy rất có lỗi nhưng cô không thể nào khống chế được bản thân.

Vài tháng sau khi Kathy ngã bệnh, mẹ cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 4. Điều này khiến Kathy càng trở nên đau buồn hơn: “Lúc đó, tôi luôn muốn chết nhưng lại không dám chết; nếu chết thật, con trai sẽ ra sao? Phải làm sao đây? Tôi cứ đau khổ như thế này…Mỗi lần ốm đau, tôi lại phát điên, và khi nhận ra, tôi lại hối hận. Một lần phát bệnh là một lần hối hận, cứ như vậy chịu đựng thống khổ suốt 12 năm”. 

Trong 12 năm đó, Kathy tuy chưa từng đến bệnh viện nhưng cô đã gặp một bác sĩ tâm lý trong nhà thờ và tiếp nhận điều trị tâm lý ở đó. Đáng tiếc là việc điều trị này cũng không có tác dụng rõ ràng. “Lúc điều trị tâm lý, tâm tình của tôi cảm thấy tốt hơn một chút. Nhưng quay trở về thì tôi lại thấy tâm tình phiền muộn, giống như có một thứ gì đó đè nặng lên ngực mình vậy, khiến tôi không thể thở nổi”. 

Đọc một cuốn sách, tìm lại được sự bình tĩnh đã mất từ ​​lâu

Bệnh tình của Kathy bắt đầu chuyển biến tốt từ khi tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tuân theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và luyện 4 bài tập vận động cùng với một bài thiền định (ngồi thiền).

Ngay từ năm 1995, một trong những đồng nghiệp cũ của Kathy đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô. Năm 1997, người đồng nghiệp này đã mời chú của Kathy đến tham dự buổi giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Luân Công ở San Francisco. Người chú buộc Kathy tới tham dự cùng nên cô đã nghe bài giảng của ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công.

Vào đêm sau cuộc gặp gỡ trao đổi, khi đang tắm, Kathy ngạc nhiên phát hiện khối u nang ở nách phải của cô hơn chục năm đã biến mất. U nang thường không gây đau nhưng khi bị viêm sẽ sưng lên và chỉ chạm nhẹ vào cũng rất đau, thậm chí ảnh hưởng đến việc viết chữ ở tay phải.

Tuy nhiên, Kathy vẫn chưa quyết định tu luyện Pháp Luân Công ngay lập tức.

Vào thời điểm đó, Pháp Luân Công rất phổ biến ở Trung Quốc, đã thu hút hàng chục triệu người tới tập luyện. Chú và cha của cô lần lượt bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Cha cô, người vốn bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, đã khỏi hẳn sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Khoảng tháng 4 năm 1999, Kathy lái xe đưa cha cô đến một nhóm học Pháp Luân Công. Lúc đầu, cô chỉ ngồi trên xe chờ, đợi một hồi lâu, cô tiến vào tìm cha mình, dưới khích lệ của đồng nghiệp, cô cũng cầm cuốn Chuyển Pháp Luân lên và cùng đọc. Lúc đó vừa đúng đọc đến nội dung “Mất và Được”.

“Nghe này, nghe này, chẳng hiểu vì sao, tôi chỉ muốn khóc, nước mắt không ngừng chảy”. Kathy nói.

Sau khi trở về nhà, cô bắt đầu đọc sách từ đầu, đọc một mạch tới tận khi trời sáng. Trong lúc đọc, chẳng những cô không cảm thấy buồn ngủ mà còn cảm thấy rất thoải mái. 

Khi ánh nắng sớm mai chiếu qua cửa sổ, nội tâm cô cũng chợt rộng mở trong sáng và trở nên vô cùng bình tĩnh, cô không còn trạng thái nôn nóng bất an như thường ngày.

Kathy thốt lên: “Cuốn sách này thực sự giúp tôi bình tĩnh lại! Đã lâu rồi tôi không có cảm giác như vậy!”

Từ đó trở đi, cô tiếp tục đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và các sách Pháp Luân Công khác, đồng thời cũng bắt đầu luyện công. Các bài công pháp của Pháp Luân Công yêu cầu trong khi luyện, các học viên tập trung nghe nhạc luyện công đồng thời thực hiện động tác duỗi mềm mại, vận động chậm rãi hoặc nhắm mắt ngồi tĩnh tọa trong thời gian dài. 

Sống lại từ cõi chết, chứng trầm cảm không còn phát tác lại 

Dần dần, chứng trầm cảm của cô bắt đầu cải thiện, với tần số xuất hiện từ mỗi tuần một lần đến mỗi tháng một lần, sau đó giảm xuống còn vài tháng một lần. Sau khoảng một năm, chứng trầm cảm không còn phát tác lại nữa. 

Kathy nói: “Bất cứ khi nào tôi cảm thấy tự ti, tinh thần sa sút, tâm tình không tốt, tôi liền cầm cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ lên và đọc, tâm trạng sẽ bình tĩnh trở lại”. 

Trong ký ức của mình, Kathy vẫn còn nhớ rõ lần phát bệnh cuối cùng, cô đã “từ cõi chết hồi sinh”.

Đó là vào năm 2000, khi con trai vô tình va vào Kathy. Ngay lập tức cô bị mất bình tĩnh đồng thời mất đi lý trí, cuối cùng đã rơi vào trạng thái hôn mê. Trước đó, mối lần bất tỉnh, cha cô thường ấn vào huyệt nhân trung thì cô sẽ tỉnh lại, nhưng lần này, cô không tỉnh lại nhanh như trước nữa. 

Khi không biết phải làm thế nào, cha mẹ đột nhiên nhớ tới cô thường xem các video bài giảng của Sư phụ Pháp Luân Công, và lập tức bật các bài giảng cho cô nghe. 

“Rất nhanh trong ý thức liền phát ra một niệm, ‘ta không thể tự sát, Sư Phụ ta nói tự sát là sát sinh, sẽ có tội’. Sau đó tôi liền tỉnh lại”. Kathy chia sẻ. 

Cha mẹ cô đều cảm thấy rất thần kỳ 

Sau khi Kathy tỉnh dậy, dường như không có chuyện gì xảy ra và rất bình tĩnh, không giống như khi tỉnh dậy với tâm trạng uể oải chán nản như những lần bệnh phát tác trước đây. Ngày hôm sau, cô đi phỏng vấn xin việc và được trúng tuyển.

Từ sau lần phát bệnh này, đã 24 năm trôi qua, căn bệnh trầm cảm không hành hạ Kathy thêm một lần nào nữa. Cô sống và làm việc bình thường, cũng trải qua các công việc như mở công ty, làm marketing và kế toán. Tất nhiên, cô cũng rất chăm chỉ tu luyện Pháp Luân Công.

Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tính cách của Kathy đã trải qua những thay đổi lớn lao mà cô không hề hay biết.

Kathy chia sẻ: “Tính tình của tôi ngày càng tốt hơn, tính tình trở nên vui vẻ và hoạt bát rõ rệt, rất thích nói chuyện, sức chịu đựng tinh thần cũng lớn hơn trước và trở nên mạnh mẽ hơn”.

Những thay đổi của Kathy cũng ảnh hưởng tích cực đến con trai cô: “Cũng từ đó, con trai cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với tôi. Giống như tôi, trên mặt của con cũng lộ ra dáng vẻ tươi cười”. 

Hiện nay, con trai của Kathy đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh tích cực. Hai mẹ con cùng tham gia một ban nhạc do các học viên Pháp Luân Công tổ chức. Họ thường cùng nhau luyện tập nhạc cụ và diễn tấu tại các sự kiện cộng đồng.

“Vô cùng biết ơn Sư phụ Đại Pháp đã mang hạnh phúc và bình yên đến cho gia đình chúng tôi”. Kathy cảm động nói.

Năm 2017, Kathy mặc Hanbok tại Hàn Quốc. (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

Bác sĩ khoa tâm thần: Pháp Luân Công cải thiện chứng trầm cảm

Các bác sĩ tâm thần cũng kinh ngạc trước sự hồi phục kỳ diệu sau trầm cảm của Kathy. Dương Cảnh Đoan, chuyên gia y học chỉnh hợp tinh thần của Mỹ, đồng thời là Giám đốc điều hành của Trung tâm Y tế Phương Bắc, cho biết, theo lời kể của Kathy, tình huống của cô thuộc về bệnh tâm thần mãn tính phức tạp và việc sử dụng thuốc chống tâm thần, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống động kinh có thể kiểm soát các triệu chứng ở một mức độ nhất định, nhưng bệnh nhân phải chịu nhiều tác dụng phụ và rất khó chữa khỏi tận gốc.

Ông nói rằng trải nghiệm hồi phục của Kathy, nhìn từ góc độ y học hiện đại thì rất khó giải thích, “Nếu chúng ta nhất định phải đưa ra lời giải thích thì con người có bốn bộ phận. Đầu tiên là cấu trúc cơ thể, thứ hai là hàm lượng sinh vật hóa học trong cơ thể, thứ ba là như Trung y nói là khí và năng lượng. Đây là cơ thể con người, nhưng sở dĩ con người là con người là vì họ cũng có linh hồn. Người tu luyện gọi đó là nguyên thần”. 

Ông giải thích rằng các phương pháp y học thông thường như dùng thuốc thì chỉ có thể chữa được ở mức độ sinh hóa, phẫu thuật có thể chữa được ở phương diện cấu trúc, y học cổ truyền và châm cứu có thể chữa được ở mức độ năng lượng. Thế nhưng, bệnh của Kathy lại nằm ở thần chí, phải dùng phương pháp thức tỉnh ý thức của cô, “Những bài giảng của thầy Lý Hồng Chí rõ ràng có tác dụng đánh thức tâm hồn và thức tỉnh ý thức của cô ấy, cho nên mới có được hiệu quả thần kỳ như vậy”.

Dương Cảnh Đoan giải thích: “Con người thực sự rất phức tạp. Những gì bác sĩ chúng tôi có thể làm chỉ là những thứ bề ngoài, rất nông cạn. Khi gốc rễ của vấn đề nằm ở cấp độ tâm trí và ý thức, thì các phương pháp y tế hiện đại của chúng tôi vô cùng hạn chế”.

Bản thân Dương Cảnh Đoan cũng tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời đã tiếp xúc với những bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm được cải thiện sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Ông tin rằng Pháp Luân Công nhấn mạnh các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn và khuyến khích bệnh nhân phát triển thái độ và hành vi tích cực. Việc bồi dưỡng các giá trị tích cực này có thể giúp chuyển hướng sự chú ý và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực, từ đó giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Trong tâm cân bằng thể chất và tinh thần, tu luyện Pháp Luân Công bao gồm các bài tập thể chất và thiền định, giúp điều chỉnh sự cân bằng giữa thể xác và tinh thần này. Các học viên có thể tham gia luyện công tập thể, điều này giúp họ thoát khỏi cảm giác cô đơn và được hỗ trợ về mặt tinh thần.

Nghiên cứu: Thiền cải thiện việc điều chỉnh tâm trạng

Nghiên cứu y học hiện đại cũng chú ý đến tác dụng của thiền chánh niệm, yoga và các bài tập thể chất và tinh thần khác trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Một nghiên cứu lâm sàng được công bố trên tạp chí “Trầm cảm và lo âu” (Depression and Anxiety) vào năm 2022 cho thấy những bệnh nhân trầm cảm tham gia chương trình can thiệp chánh niệm có mức độ cải thiện về trầm cảm, tình trạng thể chất và tinh thần cũng như căng thẳng cao hơn những người trong nhóm điều trị thông thường. Hiệu quả trị liệu còn được kéo dài 6 tháng sau khi tham gia chương trình.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng tập luyện Pháp Luân Công có nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể của con người. Việc làm này có thể giúp giảm bớt lo lắng và căng thẳng, đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân từng trải qua chấn thương.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Não và Nhận thức” năm 2020, so với nhóm chưa từng tập Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công có thể điều chỉnh cảm xúc nhanh hơn, có thể tập trung tốt hơn vào nhiệm vụ trước mắt và ít bị yếu tố bên ngoài kích thích ảnh hưởng hơn. Đối với những tình huống phức tạp liên quan đến sự phối hợp giữa não trái và não phải, hiệu suất kiểm tra của các học viên Pháp Luân Công đã cải thiện đáng kể sau khi tập các bài công pháp trong một tiếng rưỡi so với trước khi tập. Kết quả thí nghiệm cho thấy tập luyện Pháp Luân Công có thể giúp cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc và sử dụng linh hoạt hơn các chức năng não trái và não phải. 

Theo Epoch Times
San San biên dịch