Trong cuộc sống đôi khi có những sơ suất tưởng chứng rất nhỏ mà nhiều người không nhận thấy nhưng lại có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc ghi nhớ những lời khuyên hữu ích có thể cứu mạng khi khẩn cấp là việc cần làm. Bởi vì, điều này không chỉ giúp cứu mạng chính mình mà còn cứu cả những người xung quanh.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đẹp, vì thế hãy bỏ túi 15 lời khuyên hữu ích dưới đây để dễ dàng áp dụng khi cần.
1. Chọn trang phục ngoài kiểu dáng còn phải chú ý cả chất liệu
Vào mùa lạnh, chúng ta nên quan tâm đến khả năng giữ ấm của chất liệu quần áo. Lựa chọn quần áo phù hợp không chỉ giúp giữ ấm mà còn tạo cảm giác thoải mái và phòng bệnh. Mùa đông, nếu mặc quần áo làm từ những chất liệu lạnh mát của mùa hè, bạn sẽ bị rét run và có thể mắc cảm lạnh.
2. Hãy học cách sử dụng áo phao khi đi máy bay.
Nếu bất trắc xảy ra, áo phao sẽ giúp chúng ta an toàn hơn khi bị rơi xuống biển. Bạn đừng để lúc điều không may xảy ra mới hốt hoảng không biết làm sao để tự cứu mình.
3. Không dùng điện thoại khi đang đi đường
Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển đã khiến con người bị lệ thuộc. Thậm chí, khi đang đi trên đường người ta cũng vừa đi vừa nhìn điện thoại. Điều này thực sự rât nguy hiểm dù xe chạy rất chậm, khi gặp tình huống bất ngờ cũng sẽ không kịp phản ứng.
4. Nếu gặp người bị nghẹn, chúng ta có thể giúp họ bằng cách:
Dùng tư thế hơi khom lừng, ôm eo người bị nghẹn từ phía sau và ép thật chặt, hoặc tì ngực lên thành lan can đẩy vật gây nghẹn ra ngoài.
5. Mang thuốc dị ứng khi đi xa
Đặc biệt là các chuyến dã ngoại đến những đồng cỏ hoang vu hay những cánh rừng bạt ngàn, những nhiều cây cỏ và các loại ong bướm. Khả năng bị dị ứng rất cao, mà có những người thậm chí còn gặp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu đột nhiên bị dị ứng quá mức, thuốc điều trị có thể thành bảo bối cứu mạng.
6. Gương chiếu hậu
Cùng với việc gia tăng lưu lượng xe cộ, vấn đề an toàn cũng cần được chú ý hơn. Người điều khiển xe cần phải chú ý gương chiếu hậu, điều chỉnh góc nhìn cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình mình.
7. Không khí, nước uống, thực phẩm là 3 thứ cần thiết cho sự tồn tại của mỗi cơ thể sống.
Con người cũng vậy, chúng ta khó mà có thể sống khi không thở trong 3 phút, không uống nước trong 3 ngày hoặc không ăn trong 3 tuần. Vì vậy, dù thế nào cũng không được đặt bản thân vào hoàn cảnh thiếu khí thở, thức ăn, nước uống.
8. Khi bị thương bởi dao đâm vào người, đừng vội rút dao khi chưa nghĩ được phương pháp cầm máu.
Vì thời điểm này, dao có tác dụng ngăn máu chảy. Hãy gọi ngay cho nhân viên y tế nếu thấy người bị dao đâm để biết nên làm gì.
9. Các số liệu chứng minh rằng 80% các vụ tai nạn máy bay xảy ra thường nằm trong khoảng 3 phút đầu tiên sau khi cất cánh và 8 phút trước khi hạ cánh. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mai cũng cần chú ý cảnh giác.
10. Lửa bốc cháy khi nấu ăn
Nếu đang chế biến món ăn mà lửa bốc cháy trong chảo, đừng vội tắt bếp hay thêm nước để dập lửa. Bạn chỉ cần đậy nắp chảo lại, không có oxy, ngọn lửa sẽ tự tắt.
11. Ở nơi công cộng, nếu cơ thể đột nhiên cảm thấy khó chịu.
Khi đó nhất định bạn phải cầu cứu giúp đỡ từ người xung quanh. Chỉ có họ mới có thể giúp được bạn, đừng cố gắng tự giải quyết khi mình đang rất yếu ớt.
12. Luôn mang theo người chiếc đèn pin là một thói quen rất tốt.
Khi đang đi đêm gặp phải kẻ xấu, bạn có thể dùng ánh sáng đèn pin khiến họ bị mù tạm thời và thừa cơ thoát nạn.
13. Khi đám cháy xảy ra sẽ sinh ra nhiều khí carbon có hại cho cơ thể.
Để giảm bớt việc hít phải khí độc, chúng ta nên hạ thấp người xuống để thoát ra ngoài.
14. Khi đột nhiên xuất hiện tình huống nguy hiểm ngoài dự tính, chúng ta cần phải thật bình tĩnh để tìm hướng thoát hiểm.
15. Luôn mang theo giấy tờ
Hãy nhớ rằng luôn mang theo thông tin quan trọng kể cả về nhóm máu, dị ứng, số điện thoại liên lạc khẩn… Có vẻ phức tạp, nhưng chiếc điện thoại có thể ghi lại toàn bộ thông tin này.
Những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng lại có công dụng lớn trong những thời điểm quan trọng. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy tập cho mình thói quen trên để giảm thiểu tổn thất cho mình và người khác.
San San biên dịch
Xem thêm: