Đôi khi cách bạn hành xử mang tới một hiệu ứng lên tiềm thức của người khác và ngay cả bạn cũng không nhận ra mình đang tạo ra ấn tượng như thế. Các nhà nghiên cứu tâm lý học hành vi đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều điều thú vị về ngôn ngữ cơ thể và cách chúng ta giao tiếp.
Dưới đây là 17 hiệu ứng tâm lý thú vị sẽ giúp bạn có thêm một chút lợi thế trong việc giao tiếp với người khác. Hãy cùng xem:
#1. Trong một nhóm bạn, khi cùng cười to, theo cảm tính người ta sẽ quay sang nhìn người mà họ cảm thấy gần gũi nhất (hoặc muốn được kết thân nhất)
#2. Hãy nhai kẹo cao su hoặc ăn gì đó khi làm một việc khiến bạn lo lắng. Điều này làm não bạn nghĩ rằng bạn đang không gặp nguy hiểm, bởi vì bạn đang ăn.
#3. Nếu ai đó nổi giận với bạn, mà bạn vẫn tỉnh bơ, có thể họ sẽ còn nổi khùng hơn nữa, nhưng sau đó họ sẽ thấy xấu hổ về bản thân mình
#4. Nếu bạn hỏi ai đó và họ chỉ trả lời nửa vời, hãy tiếp tục nhìn vào mắt họ, và giữ im lặng. Thường thì họ sẽ cho rằng câu trả lời ban đầu không đủ tốt và sẽ bổ sung thêm chi tiết.
#5. Bộc lộ cảm xúc là một cách để tạo ra cảm xúc. Nếu bạn muốn cảm thấy vui, hãy cười to nhất có thể
#6. Đừng viết hay nói “Tôi nghĩ” hoặc “Tôi tin rằng”. Đây là cách nói ngụ ý, và nó không mang phong thái tự tin.
#7. Trước khi phỏng vấn, hãy tưởng tượng mình là một người bạn lâu năm với người phỏng vấn. Khi bạn đặt mình vào vai trò kiểm soát tình huống, và sự thoải mái của bạn sẽ lan tỏa sang người đối diện.
#8. Nếu bạn tỏ ra rất vui mừng và hạnh phúc khi gặp ai đó, lần sau gặp lại, họ có thể còn tỏ ra vui mừng và hạnh phúc hơn bạn nữa.
#9. Ngay sau khi từ chối 1 hoặc 2 yêu cầu lớn, người ta sẽ dễ đồng ý với một yêu cầu nhỏ hơn. Đây gọi là hiệu ứng “đóng sập cửa”.
#10. Khi bạn căng thẳng, nhiều triệu chứng xảy ra cũng tương tự như khi bạn hào hứng (thở dốc, tim đập nhanh…) Nếu bạn coi tình huống đe dọa như một thử thách, sự căng thẳng sẽ biến thành sự hào hứng
#11. Hầu hết mọi người không phân biệt được sự sáng suốt và sự tự tin. Nếu bạn tỏ ra là biết mình đang làm gì, người ta sẽ có xu hướng tụ tập xung quanh và đi theo bạn.
#12. Nếu bạn làm chăm sóc khách hàng, hãy đặt tấm gương ở đằng sau nơi bạn ngồi. Người ta sẽ tỏ ra dễ thương hơn, vì không ai muốn thấy chính họ cư xử xấu xí.
#13. Hãy cố gắng nhìn kĩ xem màu mắt của mọi người là gì. Người ta sẽ cảm thấy bạn gần gũi hơn vì sự gia tăng giao tiếp bằng mắt này.
#14. Trong lần hẹn hò đầu tiên, hãy chọn một nơi thú vị. Đối tượng sẽ có xu hướng nhớ lại cảm giác thú vị đó khi nghĩ về bạn.
#15. Để ý chân của người khác khi họ nói chuyện với bạn. Nếu mũi chân họ đang chĩa về hướng khác (không hướng về bạn) thì họ đang muốn kết thúc cuộc trò chuyện.
#16. Trên đường đi bộ đông đúc, hãy nhìn về hướng bạn muốn đi tới thay vì nhìn mọi người đứng trước mặt bạn. Nếu người ta nhìn thấy hướng mà ánh mắt bạn nhắm tới, họ sẽ có xu hướng tránh đường cho bạn.
#17 Trong một cuộc họp, nếu bạn biết ai đó sẽ tranh luận với bạn, hãy ngồi cạnh họ. Họ sẽ mất đi tâm lý bầy đàn và cảm thấy ít tự tin hơn khi tranh luận với bạn. Ít ra thì họ cũng sẽ giảm đi sự hung hăng đối với bạn.
Có một số lưu ý trước khi bạn hăng hái đem các lời khuyên trên đây ra thử. Trước hết, dù có dùng “chiêu” gì thì trong giao tiếp hay đối nhân xử thế, sự chân thành và nhiệt tình cũng luôn nên được đặt ở vị trí số một, và lời khuyên tốt nhất là “vô chiêu thắng hữu chiêu”.
Ngoài ra, do có sự chênh lệch giữa văn hóa phương Tây và phương Đông, nên bạn hãy cố gắng chọn lọc và áp dụng những điều trên sao phù hợp cho cuộc sống của mình. Những điều này chỉ nên được xem như mang tính “xu hướng” chứ không phải luôn đúng cho mọi trường hợp. Chúc bạn may mắn!
Nếu bạn muốn thảo luận thêm về điều nào đó, hãy chia sẻ ý kiến ở phần bình luận bên dưới!
Nguồn: pansypanda
Lê Anh biên dịch
Xem thêm: