Bệnh rối loạn tiền đình thường kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt… Những món ăn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nêu trên.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn độ tuổi trưởng thành, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Nguyên nhân của rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình như: 

– Huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch… gây tắc nghẽn mạch máu.

– Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.

– Lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoóc-môn cortisol gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.

– Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.

– Do hậu quả của một số bệnh như: viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa…

– Người bị mất máu nhiều do chấn thương, phụ nữ sau sinh, hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu…

– Uống quá nhiều rượu bia.

– Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc.

Ảnh minh họa (nguồn: Pixabay).

Trên trang Thầy Thuốc Việt Nam (Hội Nội Khoa Việt Nam) có đăng tải những cách để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, xin giới thiệu để quý độc giả cùng tham khảo:

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài vận động vùng cổ, gáy.

– Giảm căng thẳng âu lo.

– Tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.

– Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.

– Những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bồi bổ cho cơ thể những món ăn giúp giảm chứng rối loạn tiền đình. 

Canh mộc nhĩ nấu thịt nạc

Theo nghiên cứu y khoa, mộc nhĩ là loại thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như magie, kali, natri, vitamin B, đặc biệt hàm lượng sắt trong mộc nhĩ cao gấp 30-70 lần thịt. Do đó, mộc nhĩ thực sự là món ăn điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Cách làm:

– Rửa sạch các nguyên liệu khi mua về: Mộc nhĩ ngâm nước cho nở xong cắt sợi, thịt nạc thái mỏng vừa miệng.

– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi và hạ nhỏ lửa.

– Hầm tới khi còn lại khoảng 200ml nước thì tắt bếp rồi múc ra ăn.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Blog Sức Khoẻ Quý Hơn Vàng).

Óc heo hấp lá ngải cứu

Theo y học hiện đại, óc heo là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn, giàu khoáng chất. Vì vậy, nó có tác dụng bồi bổ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, thần kinh suy nhược…

Còn trong Đông y, ngải cứu chính là một loại thuốc nam thân thiện với sức khỏe. Nó có tác dụng hỗ trợ an thai, trị mụn nhọt, giúp máu thông lên não. Do đó, mọi người có thể dùng món này để hỗ trợ điều trị bệnh tiền đình.

Cách làm:

– Gỡ bỏ những mạch máu lớn trên óc heo, chần qua nước sôi.

– Lá ngải cứu rửa sạch và thái nhỏ.

– Cho óc heo và lá ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy trong khoảng 40 phút, thêm ít rau diếp cá vào và tắt bếp.

– Bạn nên ăn nóng và ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

Sườn non nấu lá đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, điều trị bệnh tiền đình. Nhờ tác dụng của lá đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp hoạt động tốt hơn. Từ xưa, các cụ đã dùng đinh lăng để điều trị chứng suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể.

Cách làm:

– Lá đinh lăng mang rửa sạch. Sườn chặt miếng vừa ăn và rửa bằng nước muối rồi tiếp tục rửa kỹ bằng nước sạch.

– Mang sườn ướp với các loại gia vị như: Hành khô, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, đường… trong vòng 15 phút.

– Cho sườn vào nồi và hầm lửa nhỏ. Tới khi sôi thì bạn nên hớt bớt bọt để nước trong hơn và tiếp tục hầm cho tới khi sườn chín mềm mới cho lá đinh lăng vào.

– Đun tiếp khoảng 5-10 phút tới khi mùi thơm của lá đinh lăng tỏa ra thì tắt bếp rồi múc ra ăn.

Óc heo chiên trứng gà

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng hỗ trợ tim mạch, bơm máu hiệu quả, vận chuyển máu tới não bộ, nhờ đó làm giảm các cơn đau đầu, giảm triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

Cách làm:

– Lấy một bộ óc heo làm sạch, gỡ bỏ mạch huyết.

– Đập trứng gà rồi đánh nhuyễn cùng óc heo và rau húng, sau đó chiên lên.

Hoặc bạn có thể chiên theo cách: Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn trong chảo, cho óc heo vào rán chín, đậy vung lại khoảng 2 phút thì đổ trứng gà vào, vặn nhỏ lửa. Khi trứng chín vàng, tắt bếp. Cho trứng ra đĩa, (nếu thích) bạn rắc hành lá và ớt lên trên để món ăn thơm hơn.

– Mỗi ngày bạn nên ăn một bữa và ăn liên tục trong vòng 10 ngày.

Tuy nhiên, khi mới có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên đến gặp và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị nhé.

Video xem thêm: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__