Đại Kỷ Nguyên

5 kiểu nhân viên không đáng tin cậy chẳng bao giờ được sếp trọng dụng

Môi trường công sở là nơi hội tụ đa dạng các tính cách, thói quen của nhiều “kiểu người” khác nhau. Dưới đây là 5 kiểu nhân viên làm sếp khó mà tin tưởng giao trọng trách, hãy tham khảo để tránh bạn nhé!

1. Làm ít nói nhiều

Kiểu nhân viên “thùng rỗng kêu to” này là hình mẫu mang lại cảm giác bất an và không đáng tin cậy nhất trong môi trường công sở. Biểu hiện thường thấy của họ là tâng bốc bản thân thái quá nhưng năng lực thực tế rất có hạn. Trong công việc, họ thường kéo dài thời gian, suy nghĩ thiếu thực tế, không tập trung và thiếu nghiêm túc. Vì vậy, sếp chắc chắn sẽ không giao việc quan trọng cho kiểu nhân viên này.

Ảnh: phunu8.

2. Thường xuyên trễ hẹn

Dù với bất kỳ lí do gì đi nữa thì trễ hẹn luôn là nguyên nhân quan trọng khiến nhân viên bị đánh giá về thái độ và tác phong làm việc. Trễ deadline công việc, trễ buổi họp chuyên môn… nếu mắc phải những lỗi này, bạn sẽ mất lòng tin của cả sếp lẫn đồng nghiệp.

Bạn nên nhớ, nếu một cá nhân trễ hẹn 1 phút thì sẽ mất 10 phút, 15 phút, 20 phút… của từng ấy người. Đó là chưa kể khi bạn chậm trễ deadline, những quy trình khác sẽ vì thế mà bị gián đoạn hoặc thất bại.

3. Nói dối

Những khảo sát ở nhiều môi trường công sở đã chỉ ra rằng một trong những kiểu nhân viên làm sếp thất vọng nhất đó chính là nhân viên hay nói dối. Nói dối trong quá trình làm việc, nói dối để lấp liếm sai lầm, nói dối để xu nịnh cấp trên,…

Kiểu nhân viên này thường không bao giờ được sếp tin cậy, giao phó những công việc quan trọng. Thậm chí, nếu không sửa chữa, chắc chắn trong tương lai sẽ khó có cơ hội để tồn tại trong môi trường tập thể.

4. Quan hệ không tốt với đồng nghiệp

Kỹ năng làm việc nhóm là điều tất yếu mà bất cứ nhân viên nào cũng phải sở hữu, dù sớm hay muộn, nếu bạn không muốn bị đào thải trong môi trường công sở.

Ảnh: cafebiz.

Nếu muốn cấp trên tin tưởng, bạn cần xây dựng tốt hơn mối quan hệ với các đồng nghiệp, rèn luyện khả năng tương tác, hỗ trợ mọi người khi làm việc tập thể.

5. Thụ động, ít chịu tiếp thu cái mới

Những người ít có thái độ cầu thị, không muốn thay đổi tư duy và cách làm việc cũng sẽ ít được cấp trên trọng dụng.

Trong tình hình phát triển chóng mặt của công nghệ và kỹ thuật, yêu cầu về chuyên môn mà doanh nghiệp đòi hỏi ở nhân viên cũng liên tục tăng lên. Nếu bạn liên tục thể hiên bản thân mình là người thụ động trước thay đổi môi trường xung quanh thì chắc chắn sẽ bị thụt lùi so với đồng nghiệp – đồng nghĩa với lựa chọn của cấp trên cho những vị trí chuyên môn cao hơn cũng không phải là bạn.

Video xem thêm: Dân Trung Quốc nhắn người biểu tình Hồng Kông: ‘Cảm ơn đã đấu tranh cho tự do của chúng tôi’

Exit mobile version