Đại Kỷ Nguyên

5 triết lý kinh điển giúp bạn sống an nhiên tự tại

Có một ông lão thường đến một cửa hàng để mua báo, thái độ của nhân viên phục vụ ở đây rất kiêu ngạo. Bạn bè thường nói với ông rằng ông có thể đến cửa hàng khác mua báo.

Nhưng ông lão chỉ cười nói: “Vì tức giận với anh ta, tôi là phải đi thêm vài vòng, lãng phí thời gian, lại thêm phiền phức, hơn nữa, thái độ của anh ta không tốt là vấn đề của anh ta, vì sao tôi phải thay đổi tâm trạng của mình vì anh ta?”.

Đừng để cảm xúc của người khác ảnh hưởng đến tâm trạng làm việc của mình, cũng đừng vì những điều không như ý ở thế giới bên ngoài mà quên đi hạnh phúc và vui vẻ của bản thân.

Dưới đây là 5 triết lý kinh điển, giúp bạn sống an nhiên tự tại.

1. Buông bỏ thì thản nhiên

Nếu không cẩn thận làm rơi 100 nghìn, bạn nhớ nơi mình làm rơi, nhưng bạn có bỏ ra 200 nghìn tiền taxi để quay lại nơi đó nhặt 100 nghìn không? 

Người ta sẽ nói: Thế thì tất nhiên là không rồi!

Buông bỏ thì tâm tình mới có thể nhẹ nhàng, thản nhiên.

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sự việc tương tự như thế xảy ra.

Bị người khác mắng một câu, lại tốn rất nhiều thời gian suy nghĩ, và buồn phiền về nó;

Vì một chuyện nào đó mà tức giận, tìm mọi cách để trả thù; 

Mất đi một đoạn tình cảm, biết rằng tất cả không thể quay lại được nhưng vẫn đau lòng trong một khoảng thời gian dài…

2. Nhìn rõ gốc rễ

Một ngày nọ, chó hỏi sói: Cậu có xe, có nhà không? Sói trả lời: Không có.

Chó lại hỏi: Cậu có ăn ngày 3 bữa với hoa quả không? Sói vẫn trả lời: Không có.

Vậy cậu có ai cho cậu ăn, dắt cậu đi dạo phố không? Sói vẫn trả lời: Không có.

Chó nói một cách khinh bỉ: Cậu thật là vô dụng, cái gì cũng không có.

Sói ngẩng đầu nhìn chó, chậm rãi nói: 

Cậu nói đúng, tôi chẳng có gì cả, nhưng tôi không ăn phân của con người, có mục tiêu theo đuổi của bản thân, có tự do mà cậu không có. Cậu nghĩ rằng tôi cô đơn, tôi lại nghĩ rằng cậu chỉ đang tự cho mình là hạnh phúc mà thôi.

3. Độ lượng và tự lượng

Một giọt mực rơi vào một cốc nước trong, cốc nước ngay lập tức đổi màu, không thể uống được nữa; một giọt mực rơi xuống biển lớn, biển lớn vẫn một màu xanh biếc, chẳng có gì thay đổi.

Tâm càng độ lượng, càng an nhiên.

Tại sao thế? Bởi vì dung lượng của cốc nước và biển là không giống nhau.

Tại sao khi lúa chưa chín, bông đòng đứng thẳng hướng lên phía trước, còn bông lúa chín lại trĩu xuống, hướng xuống dưới?

Bởi vì tự lượng không giống nhau.

Khoan dung người khác chính là độ lượng; bản thân tự khiêm nhường chính là biết tự lượng; gộp lại chính là chất lượng của đời sống con người.

4. Lấy dài bù ngắn

Gà đẻ trứng, nhưng gà cũng đi ra phân, nhưng bạn chỉ ăn trứng gà, điều này đúng với cả gà và con người. 

Mỗi người xuất sắc đều sẽ có điểm yếu điểm mạnh của mình. Ví dụ, anh ta mở công ty, bạn có thể mua cổ phiếu của công ty anh ta để thu lợi nhuận, nhưng nếu anh ta nghiện thuốc lá, thì bạn không nên học.

5. Khổ tận cam lai

Có một con tắc kè bị kẻ địch cắn vào đuôi, đuôi đứt nên nó mới có thể thoát khỏi nguy hiểm.

Người nông dân nhìn thấy liền nói với con tắc kè: Tắc kè đáng thương, đứt đuôi, có phải rất đau không?

Tắc kè nước mắt lưng tròng, gật đầu.

Người nông dân lại nói: Đến đây, ta bôi thuốc cho ngươi, loại thảo dược này có thể giảm đau.

Con tắc kè nói: Không, tôi rất cảm ơn sự đau đớn này, bởi vì nó khiến tôi biết rằng mình vẫn đang sống, nếu người bôi thuốc chữa trị vết thương cho tôi, thì đuôi mới không dài ra được.

Nói xong, tắc kè ôm đau đớn rời đi.

Đau khổ chưa chắc chỉ mang lại cho con người sự tiêu cực, có những nỗi đau cũng mang đến hy vọng. Có thể cảm nhận sự đau khổ, chứng minh rằng bạn vẫn còn cảm giác, vẫn có thể sống tiếp với hy vọng. Sự đau khổ lúc này chính là bắt đầu của hạnh phúc. 

Theo Secret China/ Ảnh: Pixabay

Ngọc Linh biên dịch

Video: Sông có khúc, người có lúc, vạn sự tùy duyên không tranh đấu thì hạnh phúc đong đầy

Exit mobile version