Liệu có phải thời điểm nào cũng thích hợp để tắm rửa? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn những khoảnh khắc mà việc tắm rửa bỗng trở thành một “sát thủ”.
Ding Yahui, bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, sau khi ông đã dành hàng giờ để cứu một bệnh nhân trong phòng cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Một bệnh nhân nam 53 tuổi được gia đình đưa đến bệnh viện do cơn đau tim. Nhưng anh ta đã bị hôn mê ngay khi anh ta được đưa ra khỏi xe cứu thương. Các nhân viên phòng cấp cứu đã cố gắng hết sức để thực hiện hô hấp nhân tạo cho anh ta ngay lập tức, và ngay sau đó tôi đã tham gia cùng. Nhưng mọi cố gắng của chúng tôi đều thành vô vọng do sự nhồi máu của một phần lớn cơ mạch và cú sốc phóng xạ kéo dài”.
“Thực ra bi kịch này là do anh ta đã dùng một xô nước lạnh để hạ nhiệt mùa hè. Mặc dù anh ta từng coi mình là một người đàn ông cường tráng cùng với một sức khỏe tốt có khả năng giết chết một con hổ bằng tay, nhưng anh đã phải chịu đựng liên tiếp những cơn đau ngực ngay sau khi đổ nước lạnh vào cơ thể mình.”
“Khi được đưa đến bệnh viện thì phần lớn các cơ tim của anh ta đã bị phá hủy. Vậy nên dù cho bệnh viện có chuyên nghiệp đến thế nào thì cũng không thể giúp anh ấy được và anh ấy rồi sẽ mất.”
Vì vậy, để bảo đảm cho mạng sống của chính mình, và nhất là vào tiết trời mùa hè này, bạn hãy chắc chắn không tắm trong sáu tình huống sau đây.
1. Khi đang ướt đẫm mồ hôi
Khi đổ mồ hôi, các mạch máu giãn nở và lỗ chân lông mở rộng, do đó tuần hoàn máu tăng lên. Nếu một người đột nhiên tắm nước lạnh, mạch máu sẽ co lại và mồ hôi các lỗ chân lông được đóng lại ngay lập tức. Do đó các kênh giải nhiệt của cơ thể bị chặn. Một khi cơ thể không thể giải nhiệt, nó có thể gây ra cơn đau tim cấp tính.
2. Sau khi uống rượu
Khi uống rượu, cồn trong rượu có khả năng làm ức chế hoạt động chức năng gan, cản trở sự giải phóng glycogen. Tuy nhiên, tắm lại làm cho sự tiêu hao lượng đường trong cơ thể tăng lên. Điều này gây ra một hệ quả là tắm sau khi uống rượu sẽ khiến cho đường huyết không được bổ sung kịp thời. Nó dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân vô lực, nghiêm trọng hơn còn có thể ngất xỉu và té trong phòng tắm do đường huyết thấp.
3. Sau khi ăn
Khi tắm sau bữa ăn, các mạch máu nở ra do kích thích của nước nóng. Tuy nhiên khi mạch máu truyền tới các cơ và da, vì thế sẽ làm thiếu lượng máu ở dạ dày. Không chỉ thế, việc đi tắm nước lạnh lúc này rất nguy hiểm, nó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến việc hạ đường huyết và thậm chí là ngất xỉu.
4. Sau khi đi làm
Sau khi vận động thể lực hay trí não, chúng ta nên nghỉ ngơi một lúc trước khi đi tắm. Nếu không, nó sẽ dẫn đến việc không thể cung cấp đủ máu đến tim hoặc não bộ và nguy hiểm hơn nữa là ngất xỉu.
5. Khi bị sốt hoặc khi lượng đường huyết thấp
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C, khi đó nhiệt lượng cơ thể có thể tăng thêm 20%. Việc tắm lúc này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn. Khi ngâm mình trong bồn nước nóng, nhiệt độ của nước có thể làm các mạch máu nở ra, ta có thể bị ngất do thiết máu cung cấp cho não.
6. Tắm sau 9 giờ tối
Khí Dương và Âm trong cơ thể con người thay đổi theo thời gian, khi khí Dương phát triển vào buổi sáng thì khí Âm tăng lên vào buổi tối. Chúng ta không nên tắm nước lạnh vào buổi sáng sẽ khiến cho sự phát triển mạnh của khí Dương sẽ bị tổn thương. Vào buổi tối khí âm dự trữ trong những nội tạng chính, và da ít được bảo vệ hơn. Việc đi tắm vào buổi tối khiến cơ thể bị ẩm, ướt. Chính vì vậy nên chúng ta không nên đi tắm sau 9 giờ tối.
Ngự Yên biên dịch
Xem thêm: