Đại Kỷ Nguyên

8 thói quen giúp ‘tăng trí thông minh, kích thích sáng tạo’ ai cũng nên thực hành

“Sự tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Vì tri thức chỉ giới hạn trong những điều ta biết và nhận thức, trong khi sự tưởng tượng bao trọn cả thế giới, và những gì sẽ biết và nhận thức”.

“Sáng tạo là khi tâm trí được thoải mái”, Albert Einstein.

Sáng tạo là khởi nguồn của những thành công bất tận. Trong thời đại xã hội liên tục đổi mới, tư duy sáng tạo còn được xem như nguồn tài nguyên quý giá. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, người sáng tạo là người bẩm sinh đã thông minh. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy, một phần trong số những người sáng tạo đều thông qua rèn luyện một vài phương pháp đặc biệt đã cải thiện đáng kể óc tư duy sáng tạo mà trước nay họ chưa từng có. Dưới đây là 8 phương pháp đã được đúc kết lại.

1. Hãy thiền định

Thiền định là sự truyền dẫn tới tư duy sáng tạo, làm cho tinh thần bạn trở nên tĩnh lặng và thư thái. Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học South California, mỗi người trung bình có từ 60 – 70 nghìn tư tưởng/ngày. Khi thực hành thiền định một cách có hiệu quả, chức năng bậc cao của não sẽ được thúc đẩy, điều này là yếu tố quyết định cho tư duy sáng tạo.

2. Hãy thư giãn

Áp lực là nỗi sợ hãi của tư duy sáng tạo, những ý tưởng tuyệt vời và tuyệt vời nhất sẽ không bao giờ có thể xuất hiện khi trí óc của bạn căng cứng, chúng chỉ có thể đến khi tinh thần của bạn ở trạng thái bình ổn.

Hãy đi dạo xung quanh vườn, ngồi bên bờ hồ ngắm cảnh hay đọc sách thư giãn… Khi bạn cảm nhận tâm hồn mình đã trở nên tĩnh tại và an nhiên, bạn sẽ thấy rằng ý tưởng trong bạn bắt đầu tuôn trào như dòng nước, và nguồn cảm hứng vô tận lại bắt đầu nối sang một nhịp mới.

3. Hãy nghe nhạc cổ điển

Tất cả mọi người đều biết rằng âm nhạc cổ điển có ảnh hưởng tốt đến tình trạng tinh thần và thể chất của cơ thể, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu. Trong các thí nghiệm được tiến hành bởi Tiến sĩ Masaru Emoto trên nước đã cho thấy rằng, nước tạo thành các tinh thể tuyệt đẹp khi tiếp xúc với âm nhạc cổ điển. Nếu là nhạc rock thì cho ra các tinh thể ở dạng bất thường.

Theo các nguyên tắc của liệu pháp âm nhạc, âm nhạc là một trong những dạng tác động sóng. Có thể là âm nhạc cổ điển phù hợp với các nguyên tắc phổ quát của thiên nhiên, vì vậy có tác động tích cực lên các cơ thể sống. Sự hài hòa của âm nhạc cổ điển có khả năng ảnh hưởng tốt đến các mô và các hệ thống trong cơ thể người.

4. Hãy viết ra các ý tưởng có tính sáng tạo

Ghi nhanh lại những ý tưởng có tính sáng tạo có 2 ý nghĩa quan trọng. Một là, bạn sẽ có một bản ghi chép các ý tưởng, và có thể có vài điều nảy sinh từ đó. Hai là, thói quen này sẽ giải phóng nguồn lực quý giá của não để trở thành các ý tưởng sáng tạo.

Vì thế, hãy tiếp tục viết “Nhật ký sáng tạo”!

5. Hãy đọc nhiều

Có lẽ không có một hoạt động nào lại kích thích bộ bão hơn là việc đọc, với những nhà sáng tạo nó là hoạt động không thể thiếu được. Khi chúng ta đọc trên một cơ sở nhất quán, những liên hệ thần kinh mới sẽ được hình thành trong não bộ.

Đừng biến việc đọc trở thành việc làm ép buộc nhàm chán, hãy thử tìm một chủ đề mà bạn yêu thích và đọc nửa tiếng trước khi đi ngủ hàng đêm.

6. Hãy gạt bỏ “những thứ vớ vẩn”

Rượu, thuốc, đường tinh luyện, thực phẩm chế biến – được tiêu thụ khắp nơi, đặc biệt ở phương Tây – đều phản tác dụng đối với tư duy sáng tạo bền vững.

Thứ “sản phẩm tồi tệ” này làm suy kiệt nhanh chóng mức năng lượng của chúng ta, gồm những nguồn năng lượng trong não bộ. Vứt bỏ những thứ độc hại này sẽ giúp giữ năng lượng của bạn và làm bạn cảm thấy khoẻ mạnh và dễ chịu. Năng lượng, sức khoẻ và sự thoải mái là những thuộc tính quan trọng cho tư duy sáng tạo.

7. Hãy tập thể dục cho cơ thể và não bộ

Hoạt động thể chất là một yếu tố sống còn để duy trì mức năng lượng và sức khoẻ; là một chất cảm ứng hiệu nghiệm. Tập thể dục cho não cũng quan trọng như thế. Đặc biệt hơn, trò chơi đố và những hoat động trừu tượng sẽ chuyển nguồn dự trữ của não bộ tới việc tiếp cận một giải pháp từ một khía cạnh khác. Khi những liên hệ sáng tạo thần kinh của bộ não phát triển, sẽ truyền xuất ra khả năng nhận thức những ý tưởng sáng tạo.

8. Đừng quan tâm tới kết quả

Những bộ óc sáng tạo nhất quan tâm nhiều hơn tới quá trình chứ không quan tâm tới sản phẩm. Khi lưu tâm đến điểm trọng yếu và tập trung sự chú ý vào công việc đang làm, một người sáng tạo bẩm sinh hiểu rằng có khả năng nhận được một kết quả có triển vọng.

Hãy tận hưởng quá trình. Kết quả sẽ tự đến!

Thông minh do trời sinh, là thiên bẩm vốn có; nhưng sáng tạo là nhờ luyện tập. Vì vậy, đừng quá lo lắng nếu trước giờ bạn luôn cảm thấy rằng mình kém tư duy, kém thông minh và quá ít ý tưởng. Nếu có lòng quyết tâm, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập thì có thể nhận được thành tựu xứng đáng. Tất cả đều đều dựa vào chính bạn!

Xuân Dung – Hồng Tâm

Xem thêm:

Exit mobile version