Đại Kỷ Nguyên

Ăn củ cải sống và lê nấu chín có tác dụng tốt cho việc bù nước, giải đờm

Uống nước ép củ cải và nấu lê chín là sự hoán đổi trong khâu chế biến thực phẩm để giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn vào mùa đông.

Mùa đông đến, khi độ ẩm quá thấp có thể gây khó chịu cho da, cổ họng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài uống nước đun sôi vào mùa đông, ăn nhiều rau và trái cây có hàm lượng nước cao cũng là giải pháp tốt.

Hôm nay chia sẻ với mọi người bí quyết của các chuyên gia dinh dưỡng: “Mùa đông hanh khô, bù nước là ưu tiên số một. Mà nói đến bù nước thì không gì vượt qua củ cải và lê, nhưng trước hết bạn phải biết ăn đúng cách mới đạt được hiệu quả cao”.

Cả củ cải trắng và lê đều là thực phẩm có hàm lượng nước tương đối cao. Tùy thuộc vào độ tươi của củ cải trắng, hàm lượng nước khoảng từ 74% đến 91%, và hàm lượng nước của quả lê cũng hơn 80%.

Lê và củ cải đều rất tốt cho sức khoẻ vào mùa đông (ảnh: Giadinhmoi/Pop543).

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, ăn sống và nấu chín thực phẩm mang lại những bản chất và công dụng khác nhau. Chúng ta thường quen ăn củ cải đã nấu chín và ăn quả lê sống, nhưng trên thực tế, để đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao nhất thì nên làm ngược lại.

 Tác dụng khi uống nước ép củ cải

Do không khí mùa đông hanh khô, nhiều người thích ăn thịt bò và thịt cừu, nhưng cũng vì thế mà cơ thể trở nên quá nóng, ho và nhiều đờm trong cổ họng. Củ cải sống có chức năng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho và làm mát máu.

Nếu bạn đã uống nước ép củ cải sống thì sẽ thấy rằng: Sau khi uống vào bụng, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh rõ rệt, không có cảm giác khô nóng, khó chịu nữa.

Lưu ý, nếu dạ dày bạn nhạy cảm, dễ bị đi ngoài tiêu chảy thì không nên uống hoặc ăn củ cải sống.

Tác dụng khi nấu chín lê

Các món ăn nấu từ lê giúp hết ho, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.

Lê chưng đường phèn

Nguyên liệu:

Cách làm:

– Lê rửa sạch và cắt ngang ¼ ở phần cuống để riêng. Dùng dao khoét sạch phần lõi lê ở ¾ còn lại và nhồi đường phèn vào phần lõi với lượng vừa đủ.

– Dùng ¼ quả lê đã cắt trước đó làm nắp đậy kín quả lê. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút cho lê chín mềm là ăn được.

Ảnh: Thuoctriho.

Cách dùng:

– Ăn cả nước và cái của một quả lê chưng đường phèn mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối đều được.

Món ăn này không chỉ tốt cho trẻ bị ho mà còn tốt cho người lớn bị viêm cuống phổi mãn tính.

Lê hấp gừng, đường

– Nguyên liệu:

Cách làm:

– Lê đem gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn. Gừng bỏ vỏ và thái sợi.

– Cho lê thái miếng, gừng thái sợi cùng một chút đường phèn (tùy khẩu vị ngọt của mỗi người mà cho nhiều hay ít đường) vào một cái bát.

– Đem bát lê, gừng, đường phèn hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút khi đường phèn tan hết, lê chín mềm là được.

Cách dùng:

Món lê hấp gừng và đường phèn có vị ngọt thanh hòa vị hơi cay, thơm thơm của gừng. Bạn ăn cả nước và cái liên tục 3 – 5 ngày sẽ đem lại hiệu quả trị ho rất tốt, phòng ngừa bệnh về đường hô hấp khi thay đổi thời tiết.

Ngoài ra, lê được nấu với hạnh nhân, sò điệp, mật ong… để tạo thành súp lê, mang lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh.

 

Theo Pop543

Video xem thêm: Đường không có đường bằng phẳng, người chỉ sợ người chẳng thể bền tâm

Exit mobile version