Đại Kỷ Nguyên

Ăn mì tôm quá 2 lần/tuần gây ra những tác hại đáng sợ cho sức khỏe

Ảnh minh hoạ (nguồn: SCMP).

Mì tôm là món ăn vừa nhanh lại vô cùng tiện lợi nên được rất nhiều người Việt sử dụng. Tuy nhiên bạn có biết, ăn mì quá nhiều không hề có lợi cho sức khoẻ, lại gây ra nhiều bệnh.

TheoTạp chí Sống khỏe, nếu bạn ăn mì tôm quá nhiều sẽ gây ra những tác hại đáng sợ cho sức khỏe, cụ thể:

Gây viêm, loét dạ dày

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, mì là thực phẩm khó tiêu nhất cho dạ dày. Cho nên hệ tiêu hóa phải làm việc khoảng 3 tiếng đồng hồ để tiêu hóa gần hết một gói mì tôm. Do đó, mì là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Nếu ăn quá nhiều, tình trạng viêm loét dạ dày sẽ trở nên trầm trọng hơn. 

Gây béo phì

Việc ăn quá nhiều mỳ tôm sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo, dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như: Tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu rõ rệt nhất là: Chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Hại thận, gây sỏi thận

Hàm lượng muối trong mì tôm rất cao. Do đó, nếu bạn ăn nhiều mì tôm thì với lượng muối cao như vậy vô tình làm hại thận và có thể gây sỏi thận.

Cơ thể bị nhiệt

Hầu hết mì ăn liền thường có độ giòn, dai và để tạo nên như vậy thì chúng đã được chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao. Đây là nguyên nhân sau khi ăn mì bạn thường cảm thấy khát nước và khô miệng.

Các bác sỹ khuyến cáo, việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây cảm giác nóng trong người, gây nhiệt miệng, nổi mụn.

Làm tăng quá trình lão hóa

Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ oxy hóa kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống oxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Hellobacs).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ

Các nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn thành phần của mì tôm là chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong mì. Thêm nữa, chúng chủ yếu là dạng axit béo no, khó tiêu hóa.

Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (transfat) và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch. Loại chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: Cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Ăn mì ăn liền như thế nào tốt cho sức khỏe?

Từng bàn luận và chia sẻ trên Healthplus, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương – Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, mọi người chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 – 2 lần/tuần là tối đa.

Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ trên báo VnExpress rằng, mì ăn liền được xem là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn, giống như: Cơm, bún, phở… Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà kết hợp mì với các loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Nên ăn kèm với các loại rau củ: Các loại rau củ có nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tránh táo bón, không gây nóng trong người. Bạn nên bổ sung cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua… vào trong tô mì của mình.

Ăn chung với thực phẩm giàu đạm: Để tô mì được cân đối về dinh dưỡng, người ăn nên bổ sung đầy đủ chất đạm động vật và thực vật như thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, rong biển.

Một số mì gói được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt… giúp tăng giá trị dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị người dùng.

Quy trình nấu: Ngoài việc phối hợp các loại thực phẩm khác, bạn nên lựa chọn và chế biến đúng cách để đảm bảo mì đủ dưỡng chất. Mỗi loại mì có quy trình nấu khác nhau, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để giữ nguyên hương vị. Hầu hết lượng nước cho mỗi gói mì khoảng 400 ml và nấu 3 đến 5 phút để sợi mì vừa ăn và nước dùng đậm đà.

Video xem thêm: Pháp Luân Công đã giúp tôi khỏi hẳn các chứng bệnh tiêu hóa mãn tính

Exit mobile version