Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, một bảo tàng nhỏ vừa được mở cửa tại Thụy Điển. Chỉ có 51 hiện vật trưng bày nhưng bảo tàng này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của báo giới và người dân, bởi sự độc đáo của chủ đề trưng bày – Những thất bại lớn trong các sản phẩm thương mại.
Một bảo tàng của các thất bại, chẳng phải chỉ trưng bày những thứ đẹp đẽ, những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ hoặc những di vật thuộc về lịch sử. Bởi thất bại, những thứ ấy mới giúp chúng ta học được những bài học về cái đẹp, về sự đặt tâm vào công việc, và cũng là để chúng ta chiêm ngưỡng những điều con người đã làm được, đã chinh phục được? Vậy ở bảo tàng thất bại chúng ta sẽ tìm được gì?
Trong vòng 2 năm, Samuel West, nhà tâm lý học lâm sàng người Thụy Điển – người sáng lập của “Bảo tàng Thất bại” đã tìm kiếm và sưu tầm những sản phẩm thương mại không chinh phục được những người dùng.
Bạn có thể tìm thấy ở bảo tàng này chiếc xe đạp được làm bằng nhựa, hay teleguide – chiếc máy gần giống với máy tính thời kì đầu chuyên dùng để lưu trữ các thông tin. Tất cả đều là những thất bại mang tính quốc gia của Thụy Điển.
Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp những thất bại của những nhãn hàng nổi tiếng để hiểu rõ rằng để có được thành công, người ta phải đi qua rất nhiều những thất bại và rút ra được những kinh nghiệm từ chính những lần vấp ngã.
Coca cola với sản phẩm kết hợp cùng cà phê, hay những chiếc bút máy Bjg dành riêng cho các chị em phụ nữ.
Một chiếc xe siêu đẹp, được sản xuất bởi một hãng danh tiếng chưa chắc đã có thể trở thành siêu xe.
Hay bạn cũng có thể ngạc nhiên trước những ý tưởng sản xuất đồ ăn của Colgate. Đúng như lời dạy của người xưa, “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, tốt hơn Colgate nên tập trung vào chuyên ngành đã chọn.
Chiếc Apple Newton, được sản xuất vào năm 1993 phải nhận một thất bại lớn vì phần mềm kém và giá thành lại quá cao, đã mở ra con đường dẫn tới iphone và ipad của hiện tại.
Nhờ vào chiếc mặt nạ mát – xa mặt này, người ta cũng hiểu và ghi nhớ kĩ rằng, sự thiếu thân thiện hay đáng sợ cũng không bao giờ có thể chinh phục khách hàng.
Khi nhìn ngắm những thất bại, chúng ta có thể rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm đắt giá. Từ đó, sẽ trở nên tỉnh táo hơn khi đưa ra một sáng kiến nào đó.
“Xã hội chúng ta đang không đánh giá đúng giá trị của những thất bại. Chúng ta thường luôn bị ám ảnh bởi thành công”, anh Samuel West chia sẻ với hãng tin NBC. Đó cũng là lý do vì sao, anh muốn mở bảo tàng này: Không phải để chế giễu mà để tìm ra những thứ chúng ta có thể học hỏi từ thất bại.
Đó là lý do tại sao, bạn có thể dành nguyên một ngày để thăm quan bảo tàng nhỏ này, dù số lượng hiện vật ở đây không lớn. Mỗi đồ vật, mỗi thất bại đều được trình bày cùng với câu chuyện của nó, những lý do mà nó không được đón nhận. Bảo tàng đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của các du khách. Đồng thời, nó cũng trở thành một nguồn tài liệu quý cho các sinh viên và nhân viên ngành thiết kế. Trong thời gian tới, Samuel West sẽ mở bảo tàng tí hon dưới dạng pop – up* ở Mỹ để có nhiều người hơn nữa có được trải nghiệm này.
Bên cạnh đó, cách nhìn của Samuel West và ý tưởng dựng lập bảo tàng của anh ở một góc độ nào đó mang rất nhiều tính nhân văn. Triển lãm giúp người xem nhận ra sự quan trọng của những thất bại trong cuộc sống của mỗi người. Chúng chỉ ra cho chúng ta những lỗi sai trong cách tư duy, đồng thời cũng là động lực cho chúng ta vượt lên và cố gắng. Đó là lý do vì sao, mỗi khi thất bại chúng ta không nên giữ trong mình những suy nghĩ thất vọng và tiêu cực về thất bại, về những lỗi chúng ta đã mắc phải.
Thay vào đó, hãy nhìn ngắm chúng!
*Pop – up: Bảo tàng sẽ mở cửa trong một thời gian rất ngắn, sau đó có thể di chuyển đến một địa điểm khác.
Hải Lam