Bạn đang quay cuồng trong mớ hỗn độn? Danh sách những việc cần làm dài lê thê mà một ngày lại chỉ có 24 giờ, thời gian qua nhanh như gió, chẳng mấy chốc đã đưa mặt trời lấp ló sau những rặng núi phía Tây. Rồi bạn chợt nhận ra mọi việc cần làm vẫn còn dang dở, bạn chưa hoàn thành xong một công việc nào cả, dù dường như đã tất bật cả ngày trời. Vậy phải làm sao đây?

Làm sao để thoát khỏi mớ hỗn độn của bận rộn?

Bước một: Phân loại

Khi bạn mở mắt và bắt đầu một ngày mới, thứ đầu tiên nảy lên trong đầu bạn là một mớ công việc hỗn độn phải hoàn thành, mà lại có deadline. Bạn biết phải làm gì đây? Chỉ nghĩ thôi đã thấy rối rắm rồi! Lại còn thời gian đánh răng rửa mặt, ăn uống, nghỉ ngơi nữa, tốn thì giờ quá.

Trước tiên bạn đừng lo lắng, cũng không được nóng vội, hãy bình tĩnh, thư thả rồi từ từ phân loại công việc theo thứ tự ưu tiên: Bây giờ bạn cần làm gì trước tiên nhỉ, việc nào để đến tuần sau cũng được, việc này phải làm luôn trong hôm nay thôi, nhưng cũng chưa cần làm ngay. Hãy thật lý trí lập danh sách việc cần làm và sắp theo theo thứ tự quan trọng, ý nghĩa được ưu tiên lên trước.

Phân loại những việc cần và không cần làm. (Ảnh dẫn qua Pinterest)

Bạn có thể thực hiện như sau:

    • Chọn ra những việc cần hoàn thành ngay trong ngày hôm nay. Hãy chọn ra danh sách những việc phải hoàn thành trong ngày hôm nay. Đó có thể là những công việc quan trọng cho dự án lớn, hay ôn bài để ngày mai kiểm tra v.v… Bạn cần chú ý đừng quá ôm đồm và biết “lượng sức mình”, loại bỏ những việc chưa cần làm gấp.
    • Đẩy công việc sang ngày mai và những ngày còn lại trong tuần. Nếu công việc có deadline (hạn cuối) những có thể dời lại hoặc thương lượng, hãy cố gắng sắp xếp. Bạn có thể đẩy công việc chưa cần thiết sang tuần sau. Việc gì cần làm trong ngày mai? Việc gì có thể thư thư đợi sau một hoặc hai ngày nữa?
    • Loại bỏ những việc không cần thiết. Đây là một bước rất quan trọng. Nhiều người thất bại là vì không thể buông bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc sống. Đó là những công việc không liên quan đến dự án của bạn, những cuộc nói chuyện phiếm trong lúc bạn đang thiếu thốn thời gian. Tất nhiên bước này sẽ không dễ chịu chút nào. Nhưng đây là bước bắt buộc, có con đường thành công nào trải đầy thảm đâu. Bạn nên ghi ra những việc không làm và lên kế hoạch thoát khỏi chúng như thế nào.

Đến đây, bạn đã có một bảng kế hoạch sáng sủa, trật tự rồi, không còn lộn xộn nữa.

Bước hai: Chuyên nhất

Một số người do nóng vội thường hay làm 2 hay 3 việc cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng biện pháp này không làm tăng hiệu suất công việc. Kỳ thực, chuyên nhất mới là biện pháp dẫn tới thành công. Đừng nôn nóng, hãy tuần tự thực hiện chuyên nhất từng công việc một và bạn sẽ thấy từng việc từng việc được giải quyết nhanh chóng, ổn thỏa.

Đơn giản là vì bạn chỉ có một bộ não và một dòng suy nghĩ. Làm hai việc cùng lúc đồng nghĩa với dòng suy nghĩ lúc chuyển hướng này, lúc chuyển hướng kia, bởi vậy thường sẽ mất thời gian đi lòng vòng mà khó đến được đích mong muốn.

Lập cho mình một bảng kế hoạch rõ ràng để có thể chuyên nhất những việc cần làm. (Ảnh dẫn qua Pinterest)

Cách thực hiện:

  • Hãy chọn ra công việc cần giải quyết trước tiên.
  • Loại bỏ mọi thứ không liên quan đến công việc hiện tại. Đóng tab trình duyệt, tắt thông báo, tắt mọi ứng dụng và đặt điện thoại ra xa.
  • Loại bỏ những suy nghĩ nóng vội, lo lắng không đủ thời gian, lo lắng về những công việc khác, lo lắng về kết quả công việc. Đừng để điều gì làm gián đoạn việc bạn đang làm. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong thế giới của riêng mình, và chỉ có công việc ở trước mắt mà thôi, cho đến khi hoàn thành.

Khi đã hoàn thành công việc, bạn có thể nghỉ ngơi thư giãn một chút trước khi bắt tay vào việc tiếp theo.

Bước ba: Lên kế hoạch đơn giản hóa

Bạn còn nhớ danh sách việc không làm chúng ta nói đến ở trên chứ. Bên cạnh việc lên kế hoạch cho việc cần làm, bạn cũng đừng quên lên kế hoạch “tinh giảm” các việc không cần làm.

Có những điều nhỏ nhặt tựa như “rác” sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên bề bộn nếu bạn không “dọn dẹp” thường xuyên. Đây có thể là lý do khiến bạn luôn cảm thấy quá tải. Đơn giản hóa cuộc sống chính là biện pháp bảo vệ những công việc quan trọng hơn, ý nghĩa hơn, là cây cầu bắc đến mảnh đất yên bình, hạnh phúc bằng cách nói “không” với những việc vô bổ, không cần thiết

Thiền định: Mảnh ghép hoàn hảo cho thế giới hiện đại

Thiền định là một phép dưỡng sinh có từ xa xưa đang được ưa chuộng bởi hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thiền định giúp giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe và đem lại những phút giây tĩnh lặng quý giá.

Bài luyện công pháp số 5 của môn khí công tu luyện Pháp Luân Công. (Ảnh dẫn qua Facebook)

Trong guồng quay xã hội hiện đại nhộn nhịp, năng động nhưng để lại sự hối hả, hỗn loạn trong tâm trí, thiền định giúp con người tìm lại được sự an bìnn trong tâm hồn.

Thiền định còn giúp chúng ta tăng cường khả năng kiểm soát bản thân, giữ vững mình trước những cám dỗ, nhờ vậy cải thiện sức tập trung, sự chuyên nhất trong công việc.

Đối với những người thành đạt, 15-20 phút dành cho ngồi thiền mỗi ngày là bí quyết giữ trí não luôn sáng suốt. Có thể nói, một môn thiền định chân chính sẽ là con đường dẫn lối đến bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn, khỏe mạnh về mặt thể chất và thành đạt trong cuộc sống.

“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, vượt qua những thử thách của thời gian, trải qua bao biến động giữa các thời kỳ xã hội, phép dưỡng sinh cổ xưa vẫn hiên ngang sừng sững như ngọn núi, khiến chúng ta không khỏi ngước nhìn mà cảm thán trí tuệ của người xưa!

videoinfo__video3.dkn.tv||2c940e8ea__