Chúng ta thường hay cảm thấy bất lực đối với những đôi giày “yêu thích” được cất trong tủ chỉ bởi vì chúng hơi quá nhỏ hay quá to? Đã có giải pháp cho bạn.
Đối với các chị em phụ nữ, thậm chí cả những đôi giày được cho là “tình yêu mới”, thì việc xỏ chúng trong thời kì đầu với 2 bên mũi giày bóp chặt vào chân cũng khiến bạn vô cùng khó chịu và đau đớn, không biết xử lý thế nào.
Đối với những vấn đề chung này, chúng tôi xin đưa ra giải pháp hữu hiệu như sau!
Rắc rối 1: Giày bị nhỏ hơn nửa số
Cách dễ nhất để khiến nó to ra, ngoài việc tìm đến các nơi sửa chữa giày dép để hỗ trợ, bạn cũng có thể xử lý một cách dễ dàng ngay tại nhà. Đó chính là phương pháp “làm căng bằng đá” hiện đang được lưu truyền nhiều nhất trên Youtube của một blogger nổi tiếng chuyên về làm đẹp Michelle Phan.
Bước 1: Tìm một túi ni lông có kéo khoá kín, đổ 1/3 nước vào.
Bước 2: Đặt túi nước vào bên trong giày, đặc biệt là nơi bị chật, cần để cho túi nước kín hết những khoảng trống trong giày.
Bước 3: Sau đó đặt những đôi giày vào ngăn tủ đông, chú ý cần để giày thuận theo trọng lực của nước, giúp đảm bảo phần giày bị chật chứa đầy nước.
Bước 4: Sau khi túi nước trong giày đã đóng băng, thể tích sẽ được phình to hơn (mật độ của đá nhỏ hơn của nước), đồng thời da của giày cũng sẽ giãn ra. Thông thường có thể để lạnh trong tủ đá khoảng một đêm là có thể lấy ra.
Bước 5: Sau khi nhấc giày từ tủ đá ra, đợi cho băng tan chảy ra mới có thể rút túi ra khỏi. Nếu như giày vẫn bị chật, có thể lặp lại cách làm như trên.
Ngoài giày cao gót, các loại giày khác cũng có thể xử lý tương tự.
Rắc rối 2: Giày to hơn chân nửa số
Giày to hơn chân nửa số thường khó xử lý hơn so với giày nhỏ hơn nửa số, đặc biệt người mua không nhấc gót giày lên được. Vì vậy khuyến cáo các bạn không nên mua giày quá to.
Bước 1: Tất nhiên, cách đơn giản và thoải mái nhất đó là: thêm một lớp “lót chân” phía dưới hoặc mang vớ dày hơn với điều kiện là sự chênh lệch về kích thước vừa phải.
Bước 2: Nếu bạn đệm tấm lót chân vào mà bị trống, có thể thử sử dụng “lớp lót nửa phía trên chân” để lấp đầy chỗ bị trống.
Dùng tấm lót phần đầu bàn chân cũng có thể giúp phần nửa sau chân đỡ bị chai
Những tấm lót chân nửa đầu hay nửa sau đều có thể dễ dàng được tìm thấy ở trên mạng hay những nơi bán giày.
Bước 3: Nếu đệm nửa chân cũng không đủ chặt chân hơn, bạn có thể nhét một số miếng cotton nhỏ hay giấy vào phía đầu (lưu ý nó có thể dẫn tới một sự khó chịu nhẹ).
Rắc rối 3: Giày cọ xát gây rát chân
Không kể đôi giày cao gót đó có vừa với chân bạn thế nào, nhưng nếu phải đi bộ với nó thời gian dài thì bạn cũng bị rát chân ít nhiều. Đặc biệt đối với đôi giày mới, thậm chí nếu đó là đôi giày đế bằng, thì chúng ta vẫn cần phải có “thời gian thích nghi”. Giải quyết vấn đề rát chân tuyệt đối là việc cần làm ngay.
Bước 1: Trước khi đi giày một đêm, cần làm mềm lớp giày da (đối với tất cả các loại giày da)
Phương pháp A: Sử dụng một miếng giấy báo/giấy ăn đã được tẩm ướt đặt trong giày, nơi đế giày da mà chân bị cọ sát gây rát (như gót chân/mặt bên bàn chân…) để như thế trong một đêm, đến ngày hôm sau là được rồi.
Phương pháp B: dùng hơi nóng để hun khói làm mềm lớp giày da trong vòng từ 3-4 phút, nó cũng nhanh chóng đạt hiệu quả.
Bước 2: Dán miếng dán y tế lên bàn chân (chẳng hạn miếng dán cá nhân Urgo), tại những chỗ thường xuyên bị cọ xát.
Ngoài ra, như đã đề cập trước đó, tấm lót giày phía sau cũng có thể hoạt động hiệu quả trong việc chống mài mòn gót.
Những bí quyết này đã có thể giúp bạn thoải mái trong việc lựa chọn những đôi giày yêu thích của mình rồi!
Theo Letu.life
My My biên dịch
Xem thêm: