Mặc dù con người trên thế giới này đều biết danh lợi là vật ngoại thân, nhưng lại có rất ít người có thể thoát khỏi cái bẫy này, một đời đều vì danh lợi nhọc nhằn vất vả, thậm chí còn vì danh lợi mà coi rẻ mạng sống.
Một người nếu không thể coi nhẹ danh lợi, thì không thể giữ được tâm hồn thuần tịnh. Giống như trong chuyện người đi tìm mặt trời, chỉ có thể nhìn thấy ánh hào quang phát ra từ bốn phía, nhưng vĩnh viễn cũng không thể tìm được, kết quả là chỉ nhìn thấy sự mệt mỏi và tiếc nuối. Kỳ thực, tĩnh tâm quan sát thế giới vật chất này, cho dù không cần vất vả theo đuổi, thì mặt trời vẫn cứ chiếu rọi lên thân bạn.
Rất nhiều người chạy theo danh tiếng, sự giàu có và xa hoa, nhưng với hai nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới Albert Einstein và Marie Curie thì đều coi nó rất nhẹ, cũng vì lý do đó mà họ đã để lại rất nhiều câu chuyện lý thú. Nhà khoa học Albert Einstein nói rằng: “Ngoài khoa học ra, không có bất kể một chuyện gì khiến ông cảm thấy thích thú, và ông cũng không có ghét điều gì.” Chuyện kể trong một lần đi xa, vị thuyền trưởng của chiếc tàu muốn có sự ưu đãi đặc biệt đối với ông, và đã chuẩn bị sẵn một chiếc phòng cao cấp nhất cho ông, nhưng ông Einstein đã từ chối. Ông cho rằng bản thân ông và những người khác không có khác biệt gì, vì thế ông không chấp nhận hình thức ưu đãi đặc biệt này. Với phẩm chất khiêm tốn, thẳng thắn và chất phác, đã khiến cho rất nhiều người phải kính nể.
Hai vợ chồng Curie sau khi phát hiện ra Ra-di-um, ở các nơi trên thế giới đều viết thư tỏ ý muốn tìm hiểu phương pháp chiết xuất. Ông Curie bình tĩnh cho biết: “Chúng tôi phải lựa chọn một trong hai sự lựa chọn, 1 là không bảo lưu kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bao gồm cả phương pháp chiết luyện. Lựa chọn thứ 2 là chúng tôi sẽ là chủ sở hữu và là nhà phát minh Ra-di-um, nhưng trước tiên chúng tôi phải lấy được giấy chứng nhận độc quyền về kỹ thuật chiết luyện uranium, đồng thời xác nhận quyền phải có của chúng tôi đối với nghành công nghiệp ranium trên toàn thế giới.” Nếu giành được bằng sáng chế độc quyền, thì họ sẽ có được một số tiền khổng lồ, và còn có thể để lại khối tài sản đó cho con cái. Nhưng Marie Curie sau khi nghe thấy thế liền nói một cách kiên định: “Chúng tôi không thể làm như thế. Nếu như làm như thế, sẽ đi ngược lại với ước nguyện ban đầu khi bước chân vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học của chúng tôi.”
Đối với danh và lợi bà Curie đã từ bỏ một cách dễ dàng, thản nhiên, khiến cho mọi người đều cảm thấy khí phách phi thường của bà. Cả đời bà đã giành được 16 huy chương, 117 loại danh hiệu, tuy nhiên bản thân bà lại không quá xem trọng những thứ đó. Có một lần, một người bạn gái của bà đến làm khách, bỗng nhiên người bạn của bà thấy con gái của bà, đang cầm một chiếc huy chương vàng mà bà vừa nhận được từ Học hội Hoàng gia Anh Quốc tặng để chơi, người bạn của bà hốt hoảng hỏi bà: “Marie Curie, chiếc huy chương là một vinh dự tối cao, sao chị lại có thể để cho con chơi như thế?” Bà Marie Curie cười và nói: “Tôi muốn để cho con mình từ nhỏ đã biết rằng, huy chương đó chỉ như một đồ chơi, chỉ dùng để chơi mà thôi, hoàn toàn không thể ôm giữ nó, nếu không thì sẽ chỉ là một kẻ vô tích sự.”
Hai bậc thầy khoa học với khí chất phi phàm của họ đã để lại một tấm gương sáng cho người đời vốn chỉ dốc sức tìm kiếm theo đuổi những danh và lợi. Nếu một người mang một trái tim thuần khiết, nỗ lực hết sức trong những việc mình cần phải làm, thì thành công của họ sẽ tự nhiên xuất hiện, và họ sẽ được tận hưởng những gì bản thân họ đáng được có. Không màng danh lợi, không cầu mà được đó chính là bước khởi đầu trên con đường tiến tới thành công của chúng ta.
Theo Secretchina
Thiên Minh biên dịch
Xem thêm: