Dù đã diễn ra cách đây gần một thế kỷ, nhưng câu chuyện về chú chó Hachiko vẫn luôn được mọi người nhắc đến như một biểu tượng về lòng trung thành.

Hachiko là tên một chú chó thuộc giống Akita – một giống chó quý được coi là quốc khuyển của Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 1924, Hachiko đã trở thành người bạn thân thiết của giáo sư Hidesaburo Ueno. Mỗi buổi sáng, Hachiko đều theo chân giáo sư đến nhà ga Shibuya và tiễn ông lên tàu, và rồi đến tối, chú lại có mặt tại nhà ga để đón ông trở về vào cuối ngày. Ngày nào cũng vậy, cuộc sống của Hachiko đã gắn liền với những lần đợi chờ trên sân ga…

Shibuya_Station_in_Pre-war_Showa_era
Nhà ga Shibuya gắn liền với câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko (Ảnh: Wikipedia)

Nhưng tới một ngày định mệnh vào 5/1925, ông chủ của Hachiko bị nhồi máu đột ngột và từ trần ngay tại nơi làm việc, khiến ông không bao giờ trở về nhà được nữa. Như thường lệ, Hachiko vẫn đến nhà ga để đón chờ người chủ mà chú luôn gắn bó. Và cứ như thế trong suốt 9 năm liên tiếp, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi, ngày lại ngày, cho dù ông chủ không bao giờ xuất hiện.

Hình ảnh Hachiko ngồi đợi ở sân ga đã trở thành biểu tượng về lòng trung thành (Ảnh: Wikipedia)
Hình ảnh Hachiko ngồi đợi ở sân ga đã trở thành biểu tượng về lòng trung thành (Ảnh: Wikipedia)

Câu chuyện của Hachiko đã nhanh chóng được nhiều người biết đến, trở thành mối quan tâm đặc biệt của người dân Nhật Bản. Không ít người đã đến nhà ga Shibuya để thăm Hachiko. Thậm chí, nhà điêu khắc nổi tiếng Ando Teru đã dựng một bức tượng tại nhà ga chú vẫn đến hàng ngày. Cảm hứng Hachiko cũng đi vào các tác phẩm điện ảnh và văn học.

Những người yêu mến Hachiko đã đội nón và làm một người bạn tuyết bên cạnh bức tượng đồng của Hachiko (Ảnh: Twitter)
Những người yêu mến Hachiko đã đội nón và làm một người bạn tuyết bên cạnh bức tượng đồng của Hachiko (Ảnh: Twitter)

Nhưng vào ngày 8/3/1935, người ta thấy xác Hachiko nằm trên một con phố ở Shibuya. Cả vợ của người chủ cũ và các nhân viên nhà ga đều đến bên cạnh khóc thương cho một chú chó trung thành đến hơi thở cuối cùng.

Vợ giáo sư Hidesaburo Ueno là Yaeko Ueno (ngồi hàng đầu tiên, thứ hai từ phải sang) và các nhân viên nhà ga Shibuya tiếc thương trước sự ra đi của Hachiko - ảnh chụp ngày 8/3/1935 (Ảnh: Yoshizo Ozawa)
Vợ giáo sư Hidesaburo Ueno là Yaeko Ueno (ngồi hàng đầu tiên, thứ hai từ phải sang) và các nhân viên nhà ga Shibuya tiếc thương trước sự ra đi của Hachiko – ảnh chụp ngày 8/3/1935 (Ảnh: Yoshizo Ozawa)

Đó là bức ảnh cuối cùng và vô giá về Hachiko. Nó kể lại cho ta câu chuyện về lòng trung thành và về một tình bạn vĩnh cửu. 80 năm đã trôi qua, nhưng biểu tượng Hachiko vẫn luôn là nguồn cảm hứng lay động hàng triệu trái tim trên toàn thế giới.

Hình ảnh Hachiko trên bức tường gần nhà ga Shibuya (Ảnh: Flickr)
Hình ảnh Hachiko trên bức tường gần nhà ga Shibuya (Ảnh: Flickr)

Ngày nay, nếu đến nhà ga Shibuya ở Tokyo, bạn vẫn còn được thấy bức tượng đồng của Hachiko. Trải qua bao nắng, mưa, gió, và tuyết, nhưng Hachiko vẫn đứng đó đợi chờ ngày đoàn tụ.

Bức tượng Hachiko bằng đồng ở nhà ga Shibuya (Ảnh: Flickr)
Bức tượng Hachiko bằng đồng ở nhà ga Shibuya (Ảnh: Flickr)

Cảm động trước lòng trung thành ấy, nhiều bộ phim đã được thực hiện dựa trên câu chuyện có thật về Hachiko và giáo sư Ueno. Dưới đây là một đoạn phim ngắn trên Youtube:

Và một bộ phim về Hachiko được thực hiện tại Nhật Bản:

Hồng Liên

Xem thêm: