Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc làm ra một bộ quần áo đẹp là việc khá dễ dàng. Thật khó tưởng tượng nổi vẫn còn tồn tại những xưởng quần áo thủ công như thế này. Sản phẩm của họ được chuyển đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng không ngờ rằng người làm ra chúng lại là các trẻ em vị thành niên.
Quần áo xuất xưởng từ đây sẽ được chuyển đến châu Âu, thậm chí đến mọi nơi trên thế giới. Anh Claudio đã chụp được hình ảnh trong một gian phòng có 15 máy may, còn công nhân đa phần là những bé trai từ 10 – 14 tuổi.
Các bé trai phải làm việc từ 6 – 6,5 ngày/tuần, từ khi tản sáng cho đến lúc mặt trời lặn hẳn, đến thời gian nghỉ ngơi còn thiếu thốn thì nói gì việc được học hành.
Chúng làm đủ thứ việc, như dán nhãn, thêu thùa… cho những sản phẩm sequins trong hoàn cảnh chất độc từ các loại phẩm nhuộm và hóa chất bủa vây xung quanh, thế nhưng tiền lương chỉ được 6,5 bảng Anh mỗi tháng (hơn 200 nghìn VNĐ).
Claudio nói, đa số các em đến từ những vùng nông thôn xa xôi với mong muốn tìm một cuộc sống tốt hơn. Nhưng chúng không ngờ hàng ngày lại thành ra như thế này.
Môi trường trong công xưởng vô cùng khắc nghiệt, chúng còn phải chịu đựng mùi hôi thối từ dòng sông chất thải ở bên ngoài. Cuộc sống sinh hoạt của chúng (ngủ, tắm…) là ngay tại xưởng.
Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng không an toàn nguồn điện, đường dây điện bị lộ ra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, xung quanh lại là vải vóc dễ cháy, nếu bén lửa thì hậu quả khó tưởng tượng được.
Vào năm 2013 từng xảy ra một vụ cháy bất ngờ đã làm hơn 1.100 người thiệt mạng.
Hiện nay ở Bangladesh có hàng ngàn đứa trẻ đang phải làm việc trong hoàn cảnh như thế (chúng chỉ là trẻ con! Bản thân chúng còn ở phải trần, nhưng chúng lại đang làm ra sản phẩm quần áo có thương hiệu cho người khác).
Sản phẩm chúng làm ra đa số được chuyển đến Ấn Độ, nhiều sản phẩm thậm chí mang những thương hiệu nổi tiếng thế giới, được chuyển đến các nước phương Tây.
Quần áo chúng ta đang mặc không biết đến từ nơi nào, có khi lại do những đứa bé này làm ra.
Với một đất nước nghèo như Bangladesh thì nghề may mặc là mạch máu của quốc gia, 4 triệu công nhân may hàng năm làm ra giá trị hàng xuất khẩu chính của đất nước. Nhưng những người làm ra của cải này lại là phụ nữ và trẻ em!
Không biết đến khi nào thì tình trạng này mới chấm dứt hoặc được cải thiện. Những nguy cơ rình rập xung quanh họ vẫn còn đó. Chúng ta đang mặc những bộ quần áo mà đôi khi không biết chúng xuất xứ từ đâu. Liệu có khi nào chúng ta tự hỏi mình về điều đó?
https://youtu.be/QKca7oCMwh0
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm:
- Bộ ảnh ‘Hãy tưởng tượng’: Kêu gọi chấm dứt mọi thảm họa đến với trẻ em
- Thông điệp không lời, chiến dịch chống bạo hành đối với trẻ em (Video)
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 5)