Sống trên đời này, cần ghi nhớ có “4 tận” (ý là 4 điều cần tận sức mà làm) và “4 không tận” (ý là 4 điều không nên tận lực mà làm)

A – 4 tận:

1. Tận hiếu (hết lòng hiếu thảo)

Đối với cha mẹ phải tận hiếu. Con người dù giàu hay nghèo, địa vị cao sang hay thấp hèn đều là do cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.

Người xưa nói “Bách thiện hiếu vi tiên” là có ý nói rằng trong trăm cái thiện thì chữ hiếu là đứng đầu.

2. Tận trung (hết lòng trung thành)

Đối với quốc gia, đối với nhân dân phải tận trung. Kỳ thực, một người không thể sống không nhà, không nước, càng không thể sống trong “chân không”.

3. Tận thành (hết lòng chân thành)

Đối với bạn bè phải tận thành (chân thành, thành thật). Trên đời này, tinh lực, năng lực, tài lực, vật lực, học thức…đều có tính cực hạn lớn. Bất luận là ai, cho dù là thiên tài quý tộc hay cao nhân thế ngoại đi chăng nữa cũng không thể cô lập một mình được. Khi quan hệ, giao lưu người khác phải dùng thành tín làm gốc, đặc biệt đối với bạn bè càng phải “tận tín tận thành” (tin tưởng và chân thành hết mức có thể).

4. Tận Tâm (hết lòng hết sức)

Đối với sự nghiệp phải tận tâm. Trong cuộc sống con người, sự giàu có, địa vị xã hội, năng lực là khác nhau nhưng ai cũng đều phải dựa vào làm việc để mưu sinh và phát triển. Cho dù rất nhiều lúc, công việc và sự nghiệp thành hay bại không phụ thuộc vào ý nguyện của con người mà thay đổi được. Nhưng, chỉ cần chúng ta tận tâm tận lực làm thì dù cho có thất bại hay khó khăn cản trở thì hy vọng thành công vẫn vĩnh viễn tồn tại.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

B – “4 không thể tận” (ý là 4 điều không nên dùng hết)

1. Không thể tận phúc

Phúc không thể hưởng thụ hết! Người xưa nói: “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”, là có ý nói rằng: Phúc nếu như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa.

2. Không thể tận thế

Quyền thế không thể dùng hết! Một người có quyền thế hay địa vị cao không thể có mãi trong cả đời. Những người luôn tự cao tự đại, vênh mặt sai khiến người khác cần hiểu rằng: “Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền.”

3. Không thể tận nói (nói đến cùng cực)

Lời nói không thể nói tận! Nói nhiều tất yếu sẽ có mất mát, khi nói chuyện cho dù lời nói tốt hay lời nói không tốt thì đều không thể tận nói.

Tận nói lời tốt không chỉ có thể gây tổn hại cho mình mà còn gây bất lợi cho người khác. Người tận nói những lời hay, lời đẹp thường thể hiện ra sự khoác lác, tâng bốc, nịnh bợ, a dua, có khi còn thể hiện ra sự khúm núm và đánh mất khí chất của bản thân. Còn những người thích nghe những lời này thường bị người khác cho là người có “tai không thính, mắt không rõ.”

Nếu tận nói những lời xấu, thì hẳn không cần phân tích cũng hiểu tác hại của nó, hơn nữa, người mà thích nghe những lời xấu thì đương nhiên là không có nhiều.

4. Không thể tận hành (tận làm)

Phép tắc là không thể tận hành! Phép tắc hay các quy định, đương nhiên là lấy con người làm gốc rễ mà đặt ra. Nhưng mà chỉ dùng phép tắc mà thiếu đi sự linh hoạt thì lại thành chủ nghĩa giáo điều, xã hội và sự nghiệp làm sao có thể mong được phát triển đây?

Nhà văn Phùng Mộng Long, nhà Minh đã viết trong “Cảnh thế thông ngôn” rằng: “Thế bất khả sử tẫn, phúc bất khả hưởng tẫn, tiện nghi bất khả chiêm tẫn, thông minh bất khả dụng tẫn.” (Tạm dịch: Thế không thể đem hết, phúc không thể hưởng hết, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể dùng hết). Những lời nói này đã trở thành câu tục ngữ được lưu truyền đến tận ngày nay để khuyên bảo mọi người trong việc đối nhân xử thế.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

http://www.ntdtv.com/xtr/b5/2015/11/08/a1234539.html