Đại Kỷ Nguyên

Cần bao nhiêu đất đá cho một viên kim cương?

Cần phải chắt lọc từ bao nhiêu tấn đất đá để có được một viên kim cương? Đó là thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập “For what it’s worth – Diamonds” của nhiếp ảnh gia Dillon Marsh.

Vào năm 1867, một viên kim cương được tìm thấy trong khu nông trại gần thị trấn Hopetown mà ngày nay là tỉnh Northern Cape của Nam Phi. Tin tức nhanh chóng lan truyền, chẳng bao lâu sau, người ta phát hiện thêm nhiều kim cương khác trong vùng. Cũng kể từ đó, ngành công nghiệp kim cương đã làm thay đổi lịch sử và nền kinh tế của Nam Phi.

Kim cương là một loại đá quý hiếm, và để tìm kiếm những viên kim cương bé nhỏ, người ta phải đào bới từ hàng tấn đất đá trong một diện tích vô cùng rộng lớn.

Nhiếp ảnh gia Dillon Marsh trong phòng trưng bày tại Cape Town (Ảnh: Dillon Marsh, Facebook)

Để diễn tả những điều trên, nhiếp ảnh gia Dillon Marsh của thủ đô Cape Town đã thực hiện bộ ảnh với tên gọi “For what it’s worth – Diamonds”. Dillon Marsh ghi lại hình ảnh của những mỏ khai thác nổi tiếng tại Nam Phi, sau đó, với sự trợ giúp của Photoshop, anh làm nổi bật sự tương phản giữa diện tích rộng lớn của khu mỏ với một viên kim cương được đặt tại vị trí trung tâm.

Đây là mỏ Big Hole nằm giữa thành phố Kimberley, nơi 14,5 triệu carat kim cương được khai thác.

Kim cương được khai thác tại Big Hole từ 1871 đến 1914 (Ảnh: Dillon Marsh

Viên kim cương bé nhỏ nằm giữa lòng hồ:

(Ảnh: Dillon Marsh)

Mỏ khai thác Koffiefontein thuộc tỉnh Free State, cách Kimberley khoảng 80 km. Hoạt động từ năm 1870 đến 2014, mỏ đã tạo nên 7,6 triệu carat kim cương.

(Ảnh: Dillon Marsh)

Mỏ Koffiefontein quá rộng lớn so với một viên kim cương như thế này:

(Ảnh: Dillon Marsh)

Còn đây là mỏ Jagersfontein với 9,52 triệu carat kim cương được khai thác từ năm 1871 đến 1969. Hai trong số 10 viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy tại đây.

(Ảnh: Dillon Marsh)

Viên kim cương bé nhỏ được đặt chính giữa lòng hố:

(Ảnh: Dillon Marsh)

Thật khó tưởng tượng rằng đằng sau mỗi viên kim cương lại là cả một “công trình” vĩ đại đến vậy. Làm nên giá trị của kim cương không chỉ là sự quý hiếm mà còn là sức người, sức của, cùng với những rủi ro đến sinh mạng và nguy cơ tàn phá môi trường khi những mỏ khai thác bị bỏ hoang.

Nhiếp ảnh gia: Dillon Marsh
http://dillonmarsh.com/ | Behance | Facebook

(Theo Kan.world)
Hồng Liên tổng hợp

Exit mobile version