Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện che giấu sau Video những chú hổ săn đuổi thiết bị bay đang gây sốt mạng

Gần đây, video ghi hình khoảng chục con hổ Siberia mập mạp trong vườn thú vồ được thiết bị bay trên bầu trời được lan truyền rộng rãi trên mạng. Nhưng đằng sau đoạn phim vui tươi là một thực tế đáng lo ngại.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc công bố video quay vào ngày 22/2, và cho biết những chú hổ trong vườn thú săn bắt thiết bị bay đang trở nên phổ biến, như một hình thức tập thể dục cho chúng.

Đoạn phim được quay tại Công viên Hổ Siberi Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, một trong những trại nuôi hổ lớn nhất của Trung Quốc. Nơi đây là nhà của hàng trăm con hổ cũng như linh miêu, sư tử và các loại động vật khác.

Tuy nhiên, Công viên này có  liên quan đến việc buôn bán xương hổ và rượu cốt hổ, là các sản phẩm bị cấm tại Trung Quốc từ năm 1993, theo Washington Post.

Năm 2014, điều tra viên McClatchy đã đến 2 vườn thú tại thành phố Cáp Nhĩ Tân và thành phố Quế Lâm của Trung Quốc, và báo cáo rằng những con hổ được nuôi trong “điều kiện tồi tệ”.

Bất chấp lệnh cấm năm 1993 của chính phủ, các thương nhân tại 2 thành phố này bán công khai rượu cốt hổ và các sản phẩm có nguồn gốc từ xương hổ nuôi và hổ hoang dã.

Mặc dù các công viên được quảng cáo là nơi bảo tồn hổ Siberia hoang dã, nhưng chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã làm ngơ trước nạn buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm từ hổ có nguồn gốc từ chính những vườn thú này.

Vườn thú Hắc Long Giang bán rượu cốt hổ ngay trong công viên, cho biết xương lấy từ các con hổ sau khi chúng chết tự nhiên.

Những người ủng hộ động vật đang lo ngại rằng buôn bán các sản phẩm từ  hổ sẽ thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. “Sau khi vườn thú bán rượu cốt hổ thì bắt đầu bán tấm da hổ”, Quỹ quốc tế về quyền lợi động vật nói với The Post năm 2015.

Hội bảo vệ động vật thế giới nói với hãng thông tấn Australian rằng: “hổ là động vật đơn độc, vì vậy nuôi rất nhiều con hổ sống chung với nhau là không phù hợp với tự nhiên”.

Ngoài ra, vấn đề nuôi hổ sẽ kích thích săn trộm hổ hoang dã bởi vì các sản phẩm hổ hoang dã được coi là cao cấp hơn và có giá trị gấp nhiều lần.

Năm 2015, khoảng 200 trang trại ở TrungQuốc đang nuôi nhốt khoảng 6.000 con hổ, NPR đưa tin. Trong khi, những vùng hoang dã của Trung Quốc còn ít hơn hai chục con hổ Siberia, theo ước tính của Cục Lâm nghiệp Trung Quốc năm 2013.

Diệu Linh 

Xem thêm:

Exit mobile version