Có một bài hát cứ day dứt mãi trong lòng tôi… Ngay từ khi những giai điệu đầu tiên vang lên, tôi đã cảm nhận một điều gì đó rất đặc biệt, một điều gì đó thôi thúc tôi tìm hiểu câu chuyện thật sự đằng sau lời ca ấy.
“Vượt qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối… Đôi chân đầy thương tích, chịu đói chịu khát trong cái lạnh thấu xương… Từng tòa thành hiện ra, từng ngôi làng xa xăm… màn đêm buông xuống, trên trời ngôi sao sáng, ngôi sao sáng…”
Đây là câu chuyện có thật diễn ra vào ngày 5/10/2001 tại quảng trường Thiên An Môn ở thành phố Bắc Kinh. Đây cũng là thời điểm mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động đã lan rộng khắp quốc gia này. Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công vô tội, những người thiện lương tin vào nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, đã bị đánh đập và bắt giam vô cớ. Vì vậy, không ít người, vì muốn lên tiếng nói rõ sự thật cho Chính phủ, rằng “Pháp Luân Công” không phải tà giáo, và rằng “Chân – Thiện – Nhẫn” là tốt, đã không quản ngại xa xôi lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho bộ môn tu luyện an hòa này.
Có một cụ già rất nghèo, nghèo đến nỗi cụ không thể trả nổi tiền taxi hay tiền xe khách mỗi khi cụ đi đâu. Chính vì thế, khi cụ già này quyết định lên thủ đô Bắc Kinh để thỉnh nguyện chính phủ chấm dứt cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, cụ đã phải đi bộ một đoạn đường rất dài.
Trung Quốc rất rộng lớn. Nếu ai muốn đi đâu và không thể mua nổi vé xe khách, thì họ đành phải đi bộ. Từ ngôi làng nhỏ nơi cụ già đang sinh sống đến thủ đô Bắc Kinh là một đoạn đường rất dài. Ngày qua ngày, cụ vẫn không nản lòng, vừa đi bộ vừa nghĩ thầm rằng Sư phụ Lý Hồng Chí là tuyệt vời như thế nào, các bài giảng đã giúp cụ trở thành một người tốt hơn như thế nào, và là quan trọng như thế nào khi cụ chia sẻ những bài giảng này với những người cùng quê. Ngày này qua ngày khác, cụ vẫn kiên nhẫn bước, không hề nản lòng và trong tâm luôn luôn tràn đầy “Chân Thiện Nhẫn”.
Cuối cùng cụ đã đến được thủ đô Bắc Kinh, nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của chính phủ. Cụ bước nhẹ nhàng đến một khu vực công cộng trên quảng trường Thiên An Môn, nơi cụ sẽ dõng dạc nói lên nguyện vọng của mình là mọi người dân nên được tự do tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp.
Trong lúc đó, trên quảng trường có rất nhiều người, khách du lịch có, người dân địa phương có, và có cả cảnh sát đang đi tuần rất cẩn mật. Với tấm lòng tràn đầy “Chân Thiện Nhẫn”, cụ bình thản ngồi xuống, bắt chéo chân theo thế kiết già, để cho mọi người thấy được nét tuyệt vời của những bài tập Pháp Luân Công. Ngay lập tức, hai nhân viên cảnh sát chạy tới la lớn, ngăn cản không cho cụ tập Pháp Luân Công nữa và yêu cầu cụ về đồn cảnh sát cùng với họ.
Rất bình tĩnh, cụ nói: “Ðược, tôi sẽ đi theo các anh, nhưng hãy để tôi nói điều này đã”. Cụ mở miệng bao và rất cẩn thận lấy ra một đôi giày đã mòn đến tận gót, đặt xuống đất; rồi lấy một đôi khác, cũng mòn đến tận gót, đặt xuống bên cạnh đôi trước.
Cụ tiếp tục như vậy cho đến khi cụ đặt cả 9 đôi giày đã mòn đến tận gót bên cạnh nhau trên nền đất. “Các anh thấy gì không?” rồi cụ nói tiếp “Ðể đến thủ đô trình bày với chính phủ một việc, như đã được ghi rõ trong Hiến pháp, để xin chính phủ xem lại cái luật rất bất công cho người dân, tôi đã đi từ một nơi rất xa để đến đây, xa đến nỗi tôi phải đeo mòn tận gót 9 đôi giày này”.
Tất cả những người cảnh sát đều ngỡ ngàng. Rồi có một viên cảnh sát nói nhỏ nhẹ: “Chúng tôi đã hiểu cụ nói gì rồi. Xin mời cụ đi đi, chúng tôi không bắt cụ đâu.”
Và cụ già yên lặng, từ từ rời khỏi quảng trường…
Không chỉ có cảnh sát mà cả những người chứng kiến sự việc ấy cũng không khỏi xúc động trong lòng. Tác giả của bài hát “9 đôi giày” cũng may mắn có mặt trên quảng trường khi đó. Sau khi trở về, ông đã viết nên bài ca có sức lay động lòng người. Và đây là bản nhạc “9 đôi giày”, chúng ta hãy cùng nghe và cảm nhận:
Lời bài hát:
“Vượt qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối, nghìn núi vạn suối chân bước qua.
Đôi chân đầy thương tích, chịu đói chịu khát, trong cái lạnh thấu xương, lạnh thấu xương…
Từng tòa thành hiện ra, từng ngôi làng xa xăm, những thôn xóm nhỏ chẳng bận tâm.
Xuyên qua những cánh rừng theo những con đường nhỏ, màn đêm buông xuống, trên trời ngôi sao sáng, ngôi sao sáng…
Đến Thiên An Môn, trong tâm mang một niệm “Pháp Luân Đại Pháp là chính pháp!”
Giơ cao biểu ngữ mà hô lớn, không ngại quyền cước của cảnh sát.
Từng đôi dày được lấy ra, đi suốt hai tháng trời, tới tìm cầu công lý.
Nhìn chín đôi giày mài tận gót mài tận gót mà cảnh sát không thốt lên lời.
Đến Bắc Kinh chỉ mang một niệm, Đại Pháp của vũ trụ không thể bị bôi nhọ, hộ Pháp trợ Sư tới Bắc Kinh, lên đường tới chân trời xa, tới chân trời xa…”
San San, Hồng Liên biên tập
Xem thêm: