Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện thú vị về chú bé đứng tè ở Brussels: Anh hùng dân tộc hay cậu bé bị lạc?

Khi đến Bỉ, địa điểm du lịch đầu tiên mà bạn muốn ghé thăm chắc hẳn sẽ là bức tượng chú bé đứng tè nổi tiếng, nằm gần Grand Place trên đường Rue de l’ Etuve 31 (Lievevrouwbroersstraat 31, 1000 Brussels, Bỉ.

Chú bé đừng tè (Manneken Pis) là một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc Jérome Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.

Bức tượng này có thể không được coi là một kiệt tác nghệ thuật, nhưng cách mà người dân địa phương lưu truyền các truyền thuyết về nó, cũng như những dịp lễ hội với sự góp mặt của tượng đã khiến mọi người cảm thấy vô cùng thích thú.

“Lý lịch” của chú bé đứng tè

Có rất nhiều câu chuyện xung quanh bức tượng nhỏ này và nhiều ý kiến tranh luận về lý do mà bức tượng được dựng lên. Có câu chuyện kể rằng, một người cha khi đến Brussels du lịch đã để lạc mất con trai, và sau khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân để tìm thấy cậu bé, ông đã dành tặng bức tượng này như là món quà thay cho lời cảm ơn dành cho họ.

Dẫu có nhiều dị bản về “lý lịch” chú bé, nhưng nghe có vẻ hay nhất là câu chuyện có liên quan đến tinh thần ái quốc mà trong đó chú bé là một anh hùng dân tộc.

Bức tượng chú bé đứng tè đã trở thành biểu tượng của thành phố Brussels (ảnh: ulisses).

Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.

Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5.000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Brussels. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và trong vòng 40 năm, sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.

Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm Tây Ban Nha rút quân khỏi Brussels, họ lại nổi lên ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels. Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại để châm chíp nổ.

Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.

Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Thời ấy, nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.

Chú bé này tên là Julien Dillens. Trong hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép khớp nhau về quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa ai có thể khẳng định câu chuyện hoàn toàn là sự thật. 

Bức tượng Manneken Pis với các ngày lễ kỷ niệm

Người dân Brussels không đơn giản chỉ muốn ngắm nhìn bức tượng dễ thương này và giới thiệu đến bạn bè quốc tế, họ còn muốn nhiều hơn thế nữa. Vì vậy, họ đã biến bức tượng Manneken Pis trở thành nhân vật đặc biệt trong các sự kiện cũng như các dịp lễ hội của thành phố. 

Chú bé có nhiều quần áo nhất thế giới (ảnh: nepaliaustralian).

“Tủ quần áo” của bức tượng Manneken Pis gồm hơn 800 bộ trang phục, từ của ông già Noel cho tới quốc phục của các quốc gia trên thế giới. Bức tượng được thay trang phục khoảng 30 lần mỗi năm. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”

Vào những dịp đặc biệt, bức tượng Manneken Pis còn phun ra bia với nhiều hương vị, phục vụ người dân địa phương cũng như khách du lịch, trong khi ban nhạc dùng các nhạc khí bằng đồng và bộ gõ chơi ở xung quanh.

Trần Phong (Tổng hợp)

Video xem thêm: Theo đuổi hạnh phúc chưa chắc khiến bạn cảm thấy hạnh phúc đâu!

 

Exit mobile version