Đại Kỷ Nguyên

Câu chuyện về cây cầu Brooklyn: Biểu tượng của New York, tượng đài của đam mê và tình yêu vĩnh cửu

Cây cầu Brooklyn không chỉ là một kiệt tác kỹ thuật của thế kỷ 19, một địa điểm cổ kính đáng xem, đáng ghi lại khi đến thăm New York hiện đại và nguy nga. Đây còn là một công trình mang tính biểu tượng của niềm tin, nỗ lực và tình yêu của con người.

Năm 1883, ý tưởng xây dựng một cây cầu Brooklyn ngoạn mục để nối liên New York với Long Islands đã được kỹ sư tài năng, đầy sáng tạo người Đức John Augustus Roebling ấp ủ. Tuy nhiên, John Roebling đã phải nghe tất cả những lời chỉ trích cũ kỹ, giống như nhiều người trong chúng ta thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hay trong sự nghiệp khi chúng ta muốn hoàn thành một điều gì đó khác biệt, nhất là khi nó lại là thử thách không thể vượt qua đối với những người khác.

kỹ sư tài năng, đầy sáng tạo người Đức John Augustus Roebling. (Ảnh: te-4g.info)

Các chuyên gia xây cầu trên khắp thế giới đều cho rằng đây là một công trình bất khả thi và không thực tế. Họ dự đoán dù cây cầu có được xây dựng, toàn bộ công trình sẽ sớm sụp đổ xuống sông Đông ở New York. Hơn nữa, nó chưa bao giờ được thực hiện trước đây và nó cũng không thể thực hiện, vì thế họ khuyên Roebling hãy quên ý tưởng ấy đi. Dù nản lòng, Roebling vẫn không ngừng mơ ước về cây cầu. Ông nghĩ về nó mọi lúc mọi nơi, và từ sâu thẳm trái tim mình, ông biết nó có thể thực hiện.

Cây cầu Brooklyn nối liên New York với Long Islands. (Ảnh: kitchendecor.club)

Một ngày, Roebling chia sẻ ý tưởng với con trai của mình, kỹ sư Washington. Sau rất nhiều những cuộc thảo luận và thuyết phục, cuối cùng Washington đã ủng hộ cha và cùng bắt đầu vào xây dựng cây cầu. Hai cha con Roebling đã phát triển mô hình về cách thức tiến hành và chinh phục thử thách này. Với cảm hứng và đam mê, họ đã thuê một đội ngũ công nhân lành nghề để xây dựng cây cầu thế kỷ, đó cũng như những người đồng hành cùng họ trong sứ mệnh lịch sử này. Họ nghiên cứu các phương án để xây dựng, dự đoán những khó khăn và chướng ngại có thể gặp phải.

Năm 1857, Roebling đã vẽ các bản thiết kế cho những tòa nhà chọc trời để có thể giữ những dây cáp của cây cầu. Ông cũng là người tiên phong trong việc sử dụng thép trong xây dựng để cây cầu mạnh hơn, vì trước đó những cây cầu như vậy được xây dựng bằng sắt. Tuy nhiên, cây cầu khổng lồ này đã lấy đi mạng sống của Roebling và con trai Washington của ông đã bị tàn tật và không bao giờ có thể hồi phục.

Roebling cũng là người tiên phong trong việc sử dụng thép trong xây dựng để cây cầu mạnh hơn. (Ảnh: cerco.nyc)

“Chúng tôi đã nói với họ rồi. Họ là những kẻ điên cùng với những giấc mơ điên rồ của họ”. Cha con Roebling nhận được vô số những bình luận tiêu cực và người ta nghĩ rằng cây cầu đã đến lúc dừng lại bởi vì chỉ duy có Roebling mới xây dựng cây cầu này như thế nào.

Bất chấp sự tàn tật của mình, Washington không bao giờ nản lòng. Trong anh vẫn luôn có khát vọng cháy bỏng hoàn thành cây cầu và tâm trí anh nhạy bén hơn bao giờ hết. Anh đã cố gắng truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho một số người bạn của mình, nhưng họ đã quả nản lòng với nhiệm vụ này.

Cây cầu Brooklyn về đêm. (Ảnh: gettyimages.com)

Khi đang nằm trên giường trong phòng bệnh, ánh nắng nhẹ chiếu qua ô cửa sổ, một cơn gió thổi bay tấm màn trắng mỏng manh và anh có thể nhìn thấy bầu trời và ngọn cây bên ngoài trong chốc lát. Đó dường như là một thông điệp dành cho anh: Đừng bỏ cuộc. Đột  nhiên một ý tưởng lóe lên trong anh. Tất cả những gì anh có thể làm là di chuyển một ngón tay và anh quyết định tận dụng nó một cách tốt nhất. Bằng cách di chuyển này, anh từ từ phát triển một quy tắc giao tiếp với vợ.

Anh chạm vào cánh tay của vợ, ngụ ý muốn nói với cô rằng anh muốn gọi các kỹ sư tới một lần nữa. Sau đó anh dùng ngón tay của mình gõ nhẹ vào cánh tay cô để nói các kỹ sư cần phải làm gì. Nghe có vẻ khó tin, nhưng dự án đã được khởi động lại và tiến hành một lần nữa. 

Trong 13 năm, Washington đã gõ những chỉ dẫn của mình bằng ngón tay trên cánh tay vợ, cho đến khi cây cầu hoàn thành. Ngày nay, cây cầu Brooklyn ngoạn mục đứng trong tất cả vinh quang của nó như một sự tôn vinh chiến thắng của một người đàn ông, tinh thần bất khuất và quyết tâm không bị đánh bại bởi hoàn cảnh. Nó cũng là một sự tôn vinh cho các kỹ sư và nhóm làm việc của họ, và niềm tin của họ vào một người đàn ông bị coi là điên bởi một nửa thế giới. Nó cũng là một tượng đài cho tình yêu và sự tận tâm của người vợ suốt 13 năm kiên nhẫn giải mã những tin nhắn của chồng và nói với các kỹ sư phải làm gì.

Ngày nay, cây cầu Brooklyn ngoạn mục đứng trong tất cả vinh quang của nó như một sự tôn vinh chiến thắng của một người đàn ông, tinh thần bất khuất và quyết tâm không bị đánh bại bởi hoàn cảnh. (Ảnh: Flickr)

Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ trong cuộc sống. Nhưng chỉ một số người hoàn thành nó thông qua ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của họ. Có nhiều trường hợp chúng ta phải đối mặt với những khó khăn trong việc thực hiện ước mơ của mình và đôi khi ta buông bỏ những giấc mơ đó chỉ vì sự cáu kỉnh hoặc thất vọng mà chúng ta gặp phải. Nhưng bạn ạ, giấc mơ là một trong những lý do mà chúng ta sống cuộc sống này. 

Thiên Thủy

Exit mobile version