Gần đây, bài viết của một bậc phụ huynh người Mỹ đăng trên tờ “Đây mới là nước Mỹ” đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Tác giả bài viết nói rằng gần đây anh đã chuyển hơn 3000 đô-la vào tài khoản của người lạ để bồi thường thiệt hai cho chiếc xe ô tô. Mặc dù tổn hại không phải do anh gây ra nhưng việc chi trả này khiến anh cảm thấy tự hào bởi vì thông qua sự kiện đó, anh đã học được bài học vô cùng quý báu.
Nguyên văn câu chuyện như sau:
Câu chuyện này diễn ra vào tuần thi đấu tennis cuối cùng. Tôi và gia đình cùng đến sân để cổ vũ cho cô con gái Harriet thi đấu. Trong lúc cuộc thi đang diễn ra, tôi mải nói chuyện cùng một phụ huynh khác thì đột nhiên có một người đi tới can thiệp. Cô tỏ ra rất không hài lòng với hành động mà cậu con trai 7 tuổi Freddie của tôi đang chơi gần bãi đậu xe đã làm. Kỳ thực, khi nghe thấy lời của người phụ nữ nói tôi có phần không quan tâm, và sau khi cô ấy nói xong, tôi lại tiếp tục câu chuyện về chủ đề tennis của mình. Nhưng, một lúc sau lại có người khác đến vỗ vai tôi nói: “Richard, tôi xin lỗi vì đã làm phiền bạn, nhưng tốt nhất bạn nên đến bên kia xem điều gì đang xảy ra”.
Tôi đi cùng người phụ nữ này và thấy Freddie đang cầm viên đá nhỏ trên tay, miệng lẩm bẩm: “Một, hai, ba, bốn vòng tròn và 76”. Nhìn theo đôi tay của cậu bé, hình ảnh trước mắt khiến tôi thốt lên: “Trời ơi!” và thế giới xung quanh như tối sầm lại. Tất cả âm thanh và hình ảnh bên ngoài dường như bị mờ đi, điều duy nhất rõ ràng trong mắt tôi lúc này là bức tranh mà cậu bé vẽ lên chiếc xe đắt tiền màu đen.
Lúc đó, chân tôi mềm nhũn và suýt ngã khuỵu xuống sườn xe. Tôi cố gắng lau để mong xóa đi vết xước nhưng tôi cũng nhận ra rằng suy nghĩ này thật quá ngây thơ.
Tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần và nói với Freddie: “Freddie, chúng ta không thể vẽ lên xe”. Tôi không biết bậc cha mẹ đúng mực sẽ phản ứng như thế nào khi gặp tình huống này, tuy nhiên, đây là điều tốt nhất tôi có thể làm. Phản ứng như vậy với cậu con trai cho thấy tôi khá bình tĩnh. Bởi vì tôi thấy chiếc BMW màu đen thoạt nhìn giống như chiếc bảng đen ở trường mẫu giáo.
Tôi đi qua lại hai bên thành xe và suy nghĩ cách giải thích với chủ sở hữu chiếc BMW này như thế nào và ngồi đợi 30 phút mà không thấy ai xuất hiện. Trước lúc rời đi, tôi đã để lại một lời nhắn: “Tôi muốn bồi thường tổn thất cho bạn vì cậu con trai của tôi đã vẽ bậy lên chiếc xe. Tôi vô cùng xin lỗi, có gì xin gọi cho tôi theo số điện thoại…”
3 ngày sau đó đã trôi qua mà không có ai gọi tới. Tuy nhiên, đến ngày thứ 5, lúc tôi đang làm việc thì nhận được cuộc điện thoại. Đầu dây bên kia là giọng của một người đàn ông. Anh có hỏi tôi một vài vấn đề. Tôi đã trả lời và nói thêm cậu con trai 7 tuổi của tôi bị mắc chứng tự kỷ. Anh ta vừa nghe thì liền hiểu tất cả. Anh cũng là người vô cùng lương thiện, đã đưa xe đến nhiều tiệm sửa khác nhau hỏi giá cả với hy vọng mức phí bồi thường thấp nhất có thể.
Cũng từ lần đó, chúng tôi cũng trông chừng Freddie cẩn thận hơn. Tuy nhiên, bậc phụ huynh như tôi không chỉ học được một điều này mà còn thấy được hầu hết mọi người đều rất tử tế khi xử lý vấn đề. Họ khiến bậc phụ huynh chịu trách nhiệm với hành vi của con trẻ có một cảm giác vô cùng tốt.
Sau đó, giáo viên của Freddie nói với tôi rằng cậu bé đã tiến bộ rất nhiều trong việc nói và viết. Thấy vậy, tôi chỉ có thể nói: “Ồ, đúng vậy, gần đây cậu bé cũng nỗ lực luyện tập”.
Vài tuần kế tiếp, lúc đang ăn sáng, Freddie nhìn tôi và nói: “Bố ơi, chúng ta không thể vẽ lên xe”.
Tôi nghe thấy vậy mỉm cười nói thêm: “Đúng vậy, chúng ta không thể vẽ lên xe, con nhé”.
San San
Theo Secret China
Video xem thêm: Chuyên gia Mỹ: Tại sao tôi cầu nguyện cho ông Trump?