Đại Kỷ Nguyên

Chắc mẹ chẳng thể ngờ giọt nước mắt của mình có thể ảnh hưởng con đến như vậy

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng khi mang thai, những gì chúng ta ăn và uống mới ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bất kỳ cảm xúc nào của mẹ như vui, buồn, căng thẳng, khóc… đều có ảnh hưởng lớn đến thai nhi.

Nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học Tâm lý đã tìm thấy thai nhi 6 tháng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cảm xúc của người mẹ. Cụ thể, tình trạng tâm lý của mẹ bầu có thể ảnh hưởng sự hình thành thái độ về cuộc sống của thai nhi. Những thông tin sau sẽ giúp bà bầu hiểu rõ hơn cảm xúc của mình thay đổi cuộc sống của con như thế nào.

Mẹ hay căng thẳng

Người mẹ nào thi thoảng cũng đều phải đối mặt với căng thẳng và điều này không có tác động xấu đến em bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ là vấn đề không nhỏ. Nếu người mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng thì có khả năng con của họ cũng sẽ bị căng thẳng, hay đau bụng.

Khi căng thẳng, cơ thể bạn tạo ra hooc-môn căng thẳng tương ứng. Dù tâm trạng của bạn không thể đi vào nhau thai nhưng hoc-môn thì có thể. Nếu thường xuyên nhận được hoc-môn căng thẳng, con sẽ bị căng thẳng, tâm lý không được ổn định.

Mẹ bị trầm cảm

Bị trầm cảm khi mang thai cũng phổ biến như trầm cảm sau sinh (khoảng 10% mẹ bầu bị trầm cảm, theo Vinmec). Trẻ sinh ra từ những người mẹ trầm cảm sẽ có khả năng trầm cảm lúc 18 tuổi cao gấp 1,5 lần những trẻ khác, đồng thời còn có nguy cơ tâm lý bất ổn, hung hãn.

Theo nghiên cứu, người mẹ trầm cảm khi mang thai thì cũng dễ bị trầm cảm sau sinh. Tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành tính cách của bé.

Mẹ bị cưỡng ép mang thai

Trên thực tế, có không ít phụ nữ bị ép phải mang thai và họ thường mang trong mình nỗi oán giận. Điều này sẽ làm mọi việc trở nên nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy mẹ không có sự gắn kết với thai nhi sẽ khiến đứa bé khi sinh ra gặp vấn đề về cảm xúc, thậm chí có thể mang theo tâm lý oán giận một cách không tự biết.

Mẹ thỉnh thoảng buồn

Tất cả chúng ta đều như thế, đừng quá lo lắng. Thỉnh thoảng buồn bã hay căng thẳng không ảnh hưởng lâu dài đến thai nhi đâu. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là chỉ thỉnh thoảng thôi nhé. Nếu trong quá trình mang thai, bạn mang theo tâm trạng buồn chán, phiền não thì làm sao con có thể hạnh phúc, vui vẻ được.

Mẹ hay khóc

Trường Đại học California – Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh được hơn 72% các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ sẽ cho ra đời những em bé hướng ngoại và hoạt bát hơn. Ngược lại, trường hợp bà bầu khóc nhiều thì em bé có thể hay quấy khóc, ngủ kém, rối loạn tiêu hóa và khó thích ứng với sự thay đổi môi trường. Lớn lên, trẻ có thể hình thành tính nhút nhát, khép kín và ngại giao tiếp với mọi người.

Một ảnh hưởng nghiêm trọng nữa là nếu như bà bầu khóc nhiều sẽ sản sinh ra hoóc-môn kích thích dạ con gây chảy máu, sinh non và bong nhau non. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cảnh báo rằng, bà bầu khóc nhiều thì khả năng thai nhi nhẹ cân, yếu ớt hơn. Thực tế chứng minh rằng tim đập nhanh hơn và lượng máu sẽ lưu thông kém, không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi nếu tâm lý người mẹ không được ổn định. Và có hơn 2% số trẻ chào đời có cân nặng thấp hơn 0,5-1kg so với tiêu chuẩn, bé kém thông minh, chậm phát triển khi người mẹ gặp phải các rắc rối về tâm lý trong thời gian mang thai.

Mẹ phải làm gì?

Nếu như mẹ không thể tự thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trong quá trình mang thai, hãy chia sẻ để nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.

Ngoài ra, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Bạn cũng có thể xem bác sĩ thai sản như một chuyên gia tâm lý để tìm sự trợ giúp từ họ.

Duy trì thói quen lành mạnh như đọc sách, thư giãn, thở sâu, học yoga, thiền… Thi thoảng, hãy tận hưởng một ngày nuông chiều bản thân hoặc đi hẹn hò cùng chồng.

Hãy nhớ, bạn đang nuôi dưỡng và phát triển một sinh mệnh bên trong cơ thể mình. Điều đó thật tuyệt vời và thiêng liêng biết bao.

Video xem thêm: Lá thư của một vong nhi: ‘Mẹ ơi, sao mẹ vẫn chưa đón con về’

Exit mobile version