Đại Kỷ Nguyên

Chạo chay nướng mía vị Huế bùi bùi, béo béo hấp dẫn khó quên

Thay vì mua mía về chẻ ăn hoặc xay nước uống như bình thường, hôm nay Bếp Đại Kỷ Nguyên sẽ bật mí cho bạn món ăn lạ thơm, beo béo từ mía của xứ Huế nhé.

Chạo là món ăn cung đình Huế xưa, được biến tấu thành nhiều loại với cách chế biến và kiểu dáng giống nhau. Chạo chay thì có chạo bắp, chạo khoai tây, chạo khoai môn… và thường dùng cây sả để bọc chạo. Dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo cách làm món chạo chay nướng mía vừa lạ miệng vừa thơm ngon của chị Thanh Hiền (Facebook Hien Thanh) nhé!

Công thức dành cho 3-4 người ăn:

Nguyên liệu

Phần chạo chay:

Phần sốt chấm:

Ăn kèm:

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu:

– Bìa đậu hũ trắng luộc với chút muối, vắt ráo.

– Tàu hũ ky khô ngâm mềm, vắt ráo, cắt nhỏ.

– Khoai môn gọt vỏ, hấp chín.

– Hành boa rô băm nhuyễn, phi thơm.

– Củ riềng rửa sạch, gọt vỏ, băm và vắt lấy nước cốt.

– Tương nếp tán nhuyễn.

– Mè vàng rang thơm.

– Đậu xanh không vỏ hấp chín, tán nhuyễn.

– Ớt sừng băm nhỏ.

– Mía lau sạch róc vỏ, chẻ 4, vót tròn nhẵn dài khoảng 10 cm.

Làm phần chạo chay:

Bước 1: Làm chạo

– Cho đậu hũ, khoai môn, tàu hũ ky, nước củ riềng vào cối xay nhuyễn.

– Sau đó cho 2 muỗng dầu phi boa rô cùng 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, 1 ít cà phê tiêu vào trộn đều.

Bước 2: Bọc chạo vào thanh mía

– Chia hỗn hợp thành từng viên cỡ quả chanh.

– Bọc chạo vào từng khúc mía.

– Dùng màng bọc bọc từng khúc chạo, lấy tăm xâm xung quanh để chạo không bị ứ hơi nước.

Bước 3: Làm chín chạo

– Xếp chạo vào xửng nước sôi, hấp cách thủy khoảng 15 phút, lấy ra để nguội.

– Phết dầu phi boa rô lên cây chạo, cho vào lò nướng hoặc áp chảo cho vàng đều là được. Nếu cho vào lò nướng, bạn nướng khoảng 15 phút ở nhiệt độ 120 độ C.

Phần sốt chấm:

– Cho phần dầu ăn phi boa rô còn lại vào chảo nóng, thêm tương nếp vào xào, tiếp đến là đậu xanh, nước dừa xiêm đảo đều.

– Sau đó cho bơ đậu phộng, mè, ớt băm vào đun trên lửa vừa, khuấy nhẹ đến khi thấy sánh sánh, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cuối cùng, bạn trang trí theo sở thích và thưởng thức thôi!

Bài thuốc từ mía

Ngoài sử dụng mía để chế biến món ăn, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc tự nhiên làm từ mía được BS. Phó Thuần Hương chia sẻ trên báo Đời sống & Sức khoẻ nhé.

– Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước, hoặc nước mía hòa nước cơm mà uống.

– Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

– Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

– Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

– Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao tùy ý rồi hấp cơm.

– Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

– Ngộ độc cá nóc: nước mía với gừng tươi mỗi thứ một ít, nước mía là chính, uống để sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện ngay.

Lưu ý: Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho đá gây thấp nhiệt.

(Các bài thuốc trên đây có giá trị tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng)

Video xem thêm: Gà nướng phô mai

Exit mobile version