Bạn là người có tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng với cây cối, cỏ hoa và những loài động vật hiền lành, hoặc tuổi thơ của bạn phải gắn liền với thành phố, nơi chỉ có những ngôi nhà bê tông và một vài cái cây cho bóng mát. Dù là ai, thì bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu con người có thể sống thật hài hòa với thiên nhiên, với muôn loài, thì điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta?
Hãy cùng đặt giả thiết, vào một ngày đẹp trời, tất cả con người đều có thể đặt cái tôi thông minh nhưng tham lam và kiêu hãnh của mình qua một bên, để sống chan hòa với các loài vật, cây cối khác; khi ấy, chúng ta biết sống và trân trọng sự sống của mọi loài, có thể sẻ chia cuộc sống của mình và đối xử với những điều được ban tặng với một tấm lòng kính ngưỡng và biết ơn, thời khắc đó, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?
Hãy cùng khám phá câu chuyện nhỏ dưới đây, bạn sẽ tìm cho mình một câu trả lời đúng đắn và sâu sắc.
Con người đã “mượn” những cây cầu do thiên nhiên xây dựng từ 500 năm nay
Khi có dịp tới với vùng núi đá ẩm ướt Maghalaya, phía bắc Ấn Độ, bạn chắc chắn sẽ ồ lên thích thú khi được chiêm ngưỡng những cây “cầu cây” rất nổi tiếng của vùng rừng này. Con người không xây dựng những cây cầu này, mà chúng đã được “trồng nên”. Những người dân thuộc các bộ lạc sống trong vùng núi Maghalaya đặc biệt yêu quý loài cây Ficus Elastica, thường được chúng ta biết đến với tên gọi “cây cao su”. Bởi, chúng chính là một trong những “công trình sư” xây nên những chiếc cầu cây kì diệu mà thời gian không thể làm hư hại.
Những cây cao su ở đây có hệ thống rễ phụ rất chắc chắn. Chúng còn có thể sống sót dễ dàng ở địa hình núi đá và trong lòng suối. Đã từ hàng trăm năm nay, bộ tộc Khasis, ở Meghalaya, đã nhìn thấy được sức mạnh ẩn tàng trong bộ rễ của cây cao su. Mỗi khi họ cảm thấy cần có một cây cầu để bắc qua suối, những người Khasis sẽ “nhờ cậy” thiên nhiên – công trình sư vĩ đại kiến tạo cho họ một cây cầu.
Người Khasis sử dụng thân của những cây cau rừng để tạo nên chiếc khung, giúp cho các rễ phụ của cây cao su mọc đúng hướng. Chúng sẽ khiến những chiếc rễ này không bị mọc ra ngoài phạm vi cầu. Khi các rễ cây vươn tới được bờ bên kia, chúng sẽ tiếp tục cắm xuống đất, để tiếp tục nhiệm vụ nguyên thủy của mình – hút dinh dưỡng cho cây.
Cùng với thời gian, một chiếc cầu vững chãi sẽ được xây dựng một cách hoàn toàn tự nhiên. Độ ẩm đặc trưng của vùng đất này lớn tới mức sẽ khiến tất cả những cây cầu nhân tạo nhanh chóng “tan chảy”, nhưng chúng hoàn toàn không thể chạm tới những chiếc cầu cây mà thiên nhiên kiến tạo.
Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu như thế này rất kì công, con người cần kiên nhẫn chờ đợi từ 10 đến 15 năm để “công trình sư” thiên nhiên trợ giúp họ hoàn tất cây cầu và có thể đưa nó vào sử dụng một cách an toàn. Cho tới ngày nay, những người Khasis vẫn vô cùng gắn bó với những cây cầu đặc biệt của mình.
Những chiếc cầu cây cao tuổi nhất ở Maghalaya đã lên tới 500 tuổi, và nó có thể chứa tới 50 người cùng một lúc mà không hề bị tổn hại. Với vẻ đẹp mộc mạc và sức sống ẩn tàng của mình, những chiếc cầu cây này có đủ là một minh chứng thuyết phục cho việc con người và thiên nhiên có thể chung sống trong sự trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau?
Và cây là một nhân chứng lịch sử không thể thiếu
Cây xanh không chỉ ban tặng cho con người nguồn khí oxi để tồn tại, không chỉ giúp con người “đỡ vất vả” hơn trong cuộc sống thường nhật, mà cây xanh còn là một phần không thể thiếu trong văn hoá, lịch sử của một đất nước.
Dọc theo lãnh thổ nước Mỹ, có hàng trăm, hàng nghìn cây xanh có tuổi thọ lên tới nhiều thế kỷ và điều đặc biệt là chúng đã chứng kiến lịch sử của mảnh đất nơi chúng sinh ra. Một vài loài cây có mặt cả trong những sự kiện quan trọng của nước Mỹ, ví dụ như các cuộc nội chiến. Các nhà sử học gọi đây là những “cây nhân chứng”. Chúng cứ lặng lẽ ở đó nhìn những chiến binh dũng mãnh xông vào trận mạc rồi đau đớn ngã xuống, trở về với đất mẹ. Rất nhiều cây nhân chứng còn chịu đựng nỗi đau về bom đạn với các chiến sĩ; đến ngày nay vẫn có có những viên đạn găm vào thân cây mà vẫn chưa được lấy ra.
Vào đầu những năm 1930, chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử to lớn của các cây nhân chứng; chúng xứng đáng được ghi danh và bảo vệ. Vì thế, họ đã đặt những cột mốc, ghi tên “cây nhân chứng” ở một số nơi, cách những con đường mòn hoặc lối đi một đoạn đủ để có thể nhận biết.
Một cây nhân chứng khác gần Devil Den ở trận chiến Gettysburg. Cây sồi này, vốn vẫn còn là một cây nhỏ trong trận chiến Gettysburg, đã chứng kiến một cuộc đụng độ tàn khốc giữa 2.400 lính Xô Viết và 5.500 quân đội Mỹ vào ngày 7 tháng 2 năm 1863. Cuối cùng, Mỹ đã chiếm được vùng đất sỏi đá này nhưng đã có 1.800 binh sĩ thiệt mạng.
Vào 28 tháng 8 năm 1862, Robert E. Lee và James Longstreet đã đứng cạnh cái cây này và hướng về ngọn đồi Thoroughfare. Hai tù trưởng liên bang đã vô cùng lo lắng về việc làm sao để vượt qua lực lượng quân đội liên bang đang tìm cách chặn nhóm của Longstreet vượt qua ngọn đồi để hợp nhất với lực lượng của Stonewall Jackson trong trận chiến Manassas lần thứ hai. Một cây nhân chứng mọc cạnh cầu Burnside ở Sharpsburg, hạt Washington.
Tổng thống Abraham Lincoln đã đi qua cái cây này vào ngày 19 tháng 11 năm 1863 khi ông ấy lái xe đến đồi Cemetery để cung cấp địa chỉ ở Gettysburg.
Nhìn những cây cổ thụ này, người dân nước Mỹ có thể hiểu hơn về đất nước mình và thêm trân trọng hoà bình mà những binh lính đã bỏ mạng để gây dựng nên…
Thực tế, con người nợ thiên nhiên rất nhiều. Nhưng có lẽ con người đã nhận những món quà ấy một cách “nghiễm nhiên” quá lâu dài mà quên đi giá trị thật của những hàng cây, những loài động vật, những dòng sông suối trong lành. Vậy nên, con người mới có những hành động như chặt phá cây xanh, phá rừng lấy gỗ. Trước mỗi việc làm như thế, chúng ta có hình dung được nỗi đau của mẹ thiên nhiên khi biết đứa con nhân loại đang tự đào mồ chôn cho mình theo cách này? Bởi lẽ, thiên nhiên sinh ra là để giúp đỡ và đem lại giá trị sống cho con người, không phải để con người huỷ hoại và đối xử thiếu tôn trọng.
Hải Lam – Thiện Phong
Xem thêm: