Vấn đề chăm sóc sức khỏe thân tâm (tâm lý và thân thể) luôn được nhiều quốc gia xem trọng. Ví dụ gần đây nước Pháp đã đề xuất Dự luật “quyền ngắt kết nối” (right to disconnect), theo đó đề nghị quản lý của những doanh nghiệp có từ 50 người trở lên không được gửi email cho nhân viên vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Tôn chỉ của Dự luật này nhằm bảo vệ quyền lợi dân sự của nhân viên, giúp họ không phải bận bịu với công việc cơ quan khi hết thời gian làm việc.
Tại Pháp, cứ 10 người thì có 1 người phải làm việc quá độ. Thực tế, vấn đề tinh thần nhân viên không tốt luôn là vấn đề đau đầu của các ông chủ. Theo nghiên cứu, cảm giác áp lực trong công việc của mọi người trên toàn cầu đang ngày càng tăng cao, vì thế giải pháp không kiểm tra email để giảm bớt áp lực là một phương pháp hiệu quả, tuy nhiên không nhiều người làm được điều này. Một trong những nguyên nhân là người ta xem nhẹ những nhu cầu khác của cuộc sống, trong khi quá tập trung vào sự nghiệp.
1. Người Thụy Điển cho nghỉ thai sản 480 ngày
Chính phủ Thụy Điển quy định phụ nữ được nghỉ thai sản và hưởng 100% lương trong 480 ngày. Ở Mỹ, chỉ một số ít người có thể được hưởng chế độ này, thông thường thì một nhân viên được xin nghỉ thời gian nhiều nhất là 12 tuần, trong thời gian nghỉ này thì doanh nghiệp cho bảo lưu chức vụ. Vào tháng Tư năm nay, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên của Mỹ áp dụng quy định trả 100% lương cho người lao động khi nghỉ sinh, cha mẹ có thể được nghỉ 6 tuần mà vẫn được hưởng 100% lương.
2. Thói quen ăn khỏe của người Nhật Bản
Người Nhật có tuổi thọ trung bình đứng thứ hai trên thế giới. Trong thực tế, chế độ ăn uống của Nhật Bản không quá nghiêm ngặt trong hấp thu lượng carbohydrate. Ngoài ăn nhiều các loại ngũ cốc, người Nhật cũng ăn nhiều cá và các sản phẩm từ đậu nành lên men tự nhiên (như Natto), cả hai đều có hàm lượng chất béo rất thấp.
3. Mê thám hiểm như người New Zealand
Người New Zealand không chỉ thích hưởng thụ thiên nhiên, họ xem việc đi du lịch để khám phá là quan trọng hàng đầu. Queensland được xem như là “kinh đô thám hiểm của thế giới”, việc đi du lịch khám phá đặc biệt có ích đối với sức khỏe thân tâm. Theo nghiên cứu, các nhà thám hiểm và thể thao mạo hiểm sau khi vượt qua nỗi sợ hãi cùng cực, họ sẽ có được cảm giác mãn nguyện và hạnh phúc càng lớn hơn.
4. Nghiện sản phẩm điện tử như người Hàn Quốc
Có thể nói, Hàn Quốc là một trong những nước “điện tử hóa” đứng đầu thế giới, chính phủ Hàn Quốc hiện đang phải tìm bài toán giải quyết vấn nạn ỷ lại vào thiết bị điện tử của người Hàn Quốc để cải thiện sức khỏe cho người dân. Ở Hàn Quốc hiện nay có nhiều trung tâm tư vấn trị liệu bệnh nghiện internet nhưng hiệu quả còn rất hạn chế.
5. Sống điều độ như người Tây Ban Nha
Thời gian làm việc của người Tây Ban Nha chia thành hai giai đoạn: từ 8 giờ đến 1:30 chiều, từ 5 giờ đến 8 giờ tối. Khoảng thời gian từ 1:30 – 4 giờ là nghỉ trưa (siesta), khi đó các doanh nghiệp và ngân hàng không mở cửa. Gần đây Thủ tướng Tây Ban Nha kêu gọi bỏ thời gian nghỉ trưa quá dài, nhưng không có kết quả.
Đối với người Tây Ban Nha, thói quen này là truyền thống có từ lâu đời. Từ góc nhìn khoa học, đây cũng là cách làm rất sáng suốt: nghiên cứu chứng minh giấc ngủ trưa giúp đầu óc tỉnh táo hơn, nâng cao hiệu quả làm việc.
6. Người Đan Mạch hạnh phúc nhất thế giới
Năm nay, Đan Mạch đứng đầu danh sách “Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”. Nước này có nền chính trị sáng sủa, được người dân ủng hộ mạnh (người Đan Mạnh rất xem trọng hoạt động thiện nguyện), chỉ số sức khỏe quốc dân cao, đặc biệt chính sách nghỉ thai sản rất đáng ngưỡng mộ: phụ nữ được nghỉ thai sản và hưởng 100% lương trong thời gian 18 tuần, còn đàn ông được nghỉ 2 tuần. Tại thủ đô Copenhagen, 50% người đi học hoặc đi làm bằng xe đạp, thói quen này không những có ích cho sức khỏe mà còn góp phần giảm khí thải các-bon.
Về mặt quản lý nhà nước, đối với nhiều nước nghèo khó, muốn làm theo những quốc gia trên không đơn giản; nhưng về phương diện cá nhân, việc chú ý chăm sóc sức khỏe tâm lý rất quan trọng. Một nghiên cứu mới của Mỹ chỉ ra, chi phí bảo vệ sức khỏe tâm lý của Mỹ đứng đầu trong các chi phí y tế, và đây là vấn đề tương đồng ở nhiều quốc gia.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: